Danh mục

GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 2

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta có thể nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng về thông tin giữa các nguồn số liệu tham khảo. Các số liệu thiếu chính xác và không đáng tin cậy về lượng nước tiêu thụ, nguồn nước ngọt, khả năng cấp nước đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho việc quản lý tài nguyên nước. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất, đồng thời là nguồn phát điện lớn thứ hai trên thế giới. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 2Chương I. Tài nguyên nướcChúng ta có thể nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng về thông tin giữa các nguồn số liệutham khảo. Các số liệu thiếu chính xác và không đáng tin cậy về lượng nước tiêu thụ,nguồn nước ngọt, khả năng cấp nước đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho việc quảnlý tài nguyên nước.Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất, đồng thời là nguồn phát điện lớn thứ haitrên thế giới. Khai thác thủy điện có nhiều thuận lợi: hiệu suất vận hành cao (có thể đạtđến 80 ÷ 90%), có thể khởi động và kết thúc nhanh chóng phù hợp với nguyên tắc củamột nhà máy xung, điện năng có thể được tích trữ, hồ chứa có thể kết hợp với những mụcđích sử dụng nước khác như tưới tiêu, cấp nước, giao thông thủy, giải trí. Chi phí vậnhành và bảo dưỡng thấp, ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Những lợi ích trên cho thấythủy điện là một nguồn cung cấp năng lượng có lợi ích cao. Theo ước lượng của WaterVision (2000), chỉ khoảng 33% tiềm năng kinh tế thủy điện trên thế giới có thể phát triểnđược. Vẫn còn nhiều tiềm năng thủy điện chưa được khai thác, chẳng hạn lưu vực sôngZaire (châu Phi) chiếm đến 20% tiềm năng thủy điện trên thế giới nhưng hầu hết chúngkhông được khai thác. Tương tự, tại khu vực sông Brahmputra và vùng phụ cận của nó(vùng Đông Bắc Ấn Độ) có khả năng khai thác khoảng 30% lượng thủy điện cho Ấn Độnhưng hiện nay chỉ một phần nhỏ là được khai thác. Về góc độ phát triển công nghệ,trong tương lai gần chi phí cho việc phát điện từ thủy điện chỉ vào khoảng 0,03 đến 0,06USD/kWh. Bên cạnh đó, sự phát triển công nghệ tua-bin với công suất vận hành ổn địnhtrong điều kiện cột áp thấp có thể khai thác để phát điện trong nhiều khu đập nước hiệnnay chưa được khai thác.Nước là một nguồn nguyên liệu quan trọng trong nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp.Phát điện từ năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân vẫn cần nước cho các côngđoạn như tạo hơi nước, làm lạnh và các dịch vụ công cộng. Theo Herschy and Fairbridge(1998), lượng nước cần cho làm lạnh bằng phương pháp ngưng tụ vào khoảng 0,032 ÷0,044 m3/giây cho mỗi MW điện. Đối với nhà máy điện chạy than, nước lại cần thiết đểđịnh hướng dòng tro sau công đoạn đốt. Ngành công nghiệp giấy tùy thuộc loại nguyênliệu đầu vào cũng cần từ 40 ÷ 400m3 nước để sản xuất ra 1 tấn giấy. Đối với ngành côngnghiệp khai thác than đá, nếu áp dụng phương pháp thủy lực cũng sẽ cần từ 0,08 ÷0,14m3 để sản xuất ra 1 tấn than thành phẩm. Để tinh chế 1 barel dầu thô (0,159m3) cần0,163m3 nước. Hoặc để luyện 1 tấn thép cần 12 m3 nước, sản xuất 1 tấn đường cần 20 m3nước, 1 tấn vỏ xe cần 37 m3 nước…Vận chuyển hàng hóa bằng giao thông thủy có hiệu suất về nhiên liệu cao đồng thời ít gâyô nhiễm không khí. Định mức tiêu tốn nhiên liệu cho các loại hình giao thông đường bộ,đường ray và đường thủy là 0,04 - 0,011 - 0,0056 L/km tương ứng. Loại hình giao thôngthủy không phải là một dịch vụ tiêu thụ nước, chúng ta có thể khai thác một hồ chứa ở hạlưu của một trục giao thông thủy có thể trữ nước lại và sử dụng cho những mục đích khác.Nước cũng cần để duy trì hoạt động các con sông và các khu đất ngập nước. Tại các quốcgia phát triển việc phục hồi các con sông có ý nghĩa to lớn và đã có nhiều dự án về pháttriển bền vững cho các lưu vực sông. Mục tiêu của công tác phục hồi các con sông nhằmtạo ra một sự đa dạng hệ sinh thái rộng lớn và cải thiện đa dạng sinh học thông qua việcgiữ gìn dòng chảy tự nhiên của sông. Trong các con sông cần duy trì một dòng chảy tốithiểu để pha loãng ô nhiễm; nước cũng đẩy lùi sự xâm nhập mặn hạn chế việc tàn phá cácnông trại.Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 21Chương I. Tài nguyên nước Bảng 1.3. Nước sử dụng cho công nghiệp ở Việt Nam Năm 1980 1985 1990 2000Nước cho công nghiệp (109 m3) 1,50 2,86 5,33 16,00 4,0 6,3 9,8 20,2Tỷ lệ so với tổng lượng nước (%)[Nguồn: Nguyễn Khắc Cường] Tỉ m3/năm Công nghiệp Sinh hoạt Nông nghiệp Hình 1.1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam[Nguồn: State of the Environment in Vietnam 2001 (2002)] I.1.3. Nhu cầu nước trong tương laiCó những phân tích cho thấy tỉ lệ gia tăng lượng nước sử dụng cao gấp 3 lần so với tỉ lệgia tăng dân số trên thế giới (Jain S. K. và Singh V. P., 2003). Trong trường hợp đó, nếudân số thế giới tăng gấp đôi thì lượng nước cần sử dụng sẽ tăng gấp 6 lần, kết hợp vớiviệc gia tăng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, viễn cảnh này khócó thể chấp nhận đư ...

Tài liệu được xem nhiều: