Danh mục

GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 4

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 901.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương II: Tài nguyên nước mặt Mưa là hiện tượng không khí ẩm lạnh xuống dưới điểm sương và nhờ có các hạt bụi trong không khí tạo điều kiện cho phần hơi nước quá bão hòa có hạt nhân ngưng kết lại thành hạt mưa, trọng lượng hạt mưa đủ lớn để vượt qua sự ma sát khí quyển và tốc độ các luồng không khí đi lên để rơi xuống thành mưa. Điểm sương là nhiệt độ để hơi nước trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 4Chương II: Tài nguyên nước mặt h) MưaMưa là hiện tượng không khí ẩm lạnh xuống dưới điểm sương và nhờ có các hạt bụitrong không khí tạo điều kiện cho phần hơi nước quá bão hòa có hạt nhân ngưng kết lạithành hạt mưa, trọng lượng hạt mưa đủ lớn để vượt qua sự ma sát khí quyển và tốc độ cácluồng không khí đi lên để rơi xuống thành mưa. Điểm sương là nhiệt độ để hơi nướctrong không khí đạt tới trạng thái bão hòa. Có nhiều nguyên nhân làm cho không khí lạnhxuống dưới điểm sương như:- Khi khối không khí ẩm và nóng đi qua mặt đệm lạnh.- Do không khí bức xạ mà mất nhiệt.- Do sự xáo trộn hai khối khí đã bão hòa hoặc gần bão hòa có nhiệt độ khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là khi khối không khí thăng lên cao, do áp suất xung quanh nó giảm đi rất nhanh theo chiều cao làm cho thể tích khối không khí đó nở ra và sinh công. Năng lượng sinh ra công đó lấy ngay trong bản thân khối không khí làm cho nhiệt độ nó giảm đi, đó là trường hợp lạnh đi vì động lực.Căn cứ vào nguyên nhân làm không khí thăng lên cao, ta có thể phân loại mưa:- Mưa do đối lưu: về mùa hè mặt đệm bị đốt nóng, lớp không khí ẩm sát mặt đệm cũng nóng theo và bốc lên cao làm thành một luồng khí đối lưu với lớp không khí trên cao. Luồng đối lưu mạnh có thể gây ra gió lớn, mây nhiều và mưa to, đồng thời kèm theo hiện tượng sấm sét. Nước ta ở vùng nhiệt đới nên có mưa đối lưu vào mùa hè, cường độ mưa lớn, lượng mưa nhiều nhưng phạm vi không rộng và thời gian không kéo dài.- Mưa do địa hình: khối không khí ẩm trên đường di chuyển gặp núi cao sẽ bốc lên sườn núi sinh ra hiện tượng lạnh đi vì động lực, hơi nước đọng lại thành mưa rơi xuống. Mưa địa hình thường có lượng mưa lớn, mưa tập trung ở sườn núi đón gió, còn sườn núi phía bên kia rất ít khi có mưa. Mưa theo mùa ở hai phía của dãy Trường Sơn, ở biên giới Việt Lào là điển hình của loại mưa này.- Mưa do hội tụ (mưa front): là loại mưa có kèm theo hiện tượng gió xoáy. Loại này có mưa lớn, phạm vi rộng, thời gian đủ dài dễ sinh ra lụt lội.Mưa là nguồn cung cấp nước ngọt chính trên thế giới và là đối tượng nghiên cứu cơ bảnnhất liên quan đến các vấn đề khai thác tài nguyên và phòng chống thiên tai như lũ lụt,hạn hán... Lượng mưa trong một thời đoạn nào đó là chiều dày lớp nước mưa đo được tạimột trạm đo mưa trong thời đoạn đó, đơn vị đo mưa là mm.Mưa là yếu tố quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến tất cả các nhân tố thủy văn khác. Ởnhững nơi không có tài liệu dòng chảy, khi tính toán thiết kế các công trình thường căncứ vào tài liệu mưa để tính ra dòng chảy.Ở Việt Nam lượng mưa rất dồi dào trung bình khoảng 2000mm/năm, nhưng phân bốkhông đều trong năm. Chẳng hạn ở ÐBSCL, trên 96% lượng mưa năm tập trung từ tháng5 đến 11, các tháng còn lại mưa ít, có tháng hầu như không mưa như tháng 2 và tháng 3.Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 61Chương II: Tài nguyên nước mặt II.3.2. Yếu tố mặt đệmCác đặc tính về vị trí, thổ nhưỡng, địa chất, lớp phủ thực vật, hồ ao đầm lầy trong lưu vựcđều ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành dòng chảy, ta gọi chung là yếu tố mặt đệm.Điều kiện mặt đệm chi phối mạnh mẽ các quy luật về sự hình thành dòng chảy cũng nhưdiễn biến hoạt động của sông ngòi.Cường độ và thời gian mưa tạo sự hình thành dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm trên lưuvực. Độ dốc càng lớn, khả năng chảy trên bề mặt càng lớn dẫn đến điều kiện tập trungdòng chảy lũ càng lớn, tốc độ nước sẽ tỷ lệ với độ bào mòn mặt đất. Ngược lại nếu trênbề mặt dòng chảy có nhiều chướng ngại vật, cây cỏ, bãi bồi... sẽ gia tăng độ nhám dòngchảy. Các vùng trũng tạo khả năng điều tiết của sông ngòi tăng lên kéo dài thời gian lũ.Sự thay đổi các lớp đất nơi có dòng chảy đi qua cũng ảnh hưởng đến độ thấm rút của lớpnước, làm thay đổi lưu lượng nước. Các lưu vực có nhiều rừng rậm sẽ thuận lợi trongviệc điều tiết dòng chảy nhờ khả năng giữ một lượng nước lớn trong các tầng rễ, làm giatăng độ ẩm khu vực, đồng thời kích thích sự hội tụ mây gây ra mưa trong vùng. a) Vị trí địa lý và địa hình của khu vựcVị trí địa lý của khu vực là vị trí trung tâm và xung quanh ranh giới của lưu vực, thườngdùng kinh độ và vĩ độ để biểu thị. Khi nói về vị trí của lưu vực cần biết rõ xung quanhlưu vực có những ngọn núi nào, giáp với con sông nào, đồng thời đề cập đến nguồn sôngcách biển bao xa để có thể thấy được mối quan hệ về vị trí của nó với các lưu vực khác,đồng thời xem xét hơi nước từ ngoài biển vận chuyển vào lưu vực đó như thế nào. Cácnhân tố khí hậu thay đổi theo vĩ độ tương đối rõ rệt, vùng nhiệt đới ẩm ướt mưa nhiềunhưng vùng sa mạc lại khô cằn... Vì vậy vị trí địa lý của một lưu vực phản ánh điều kiệnkhí hậu của lưu vực đó.Do nguyên nhân hình thành khí hậu tương đối đồng nhất trên một lưu vực rộng lớn, vàthổ nhưỡng có tính chất lưu vực rõ rệt nên tình hình thủy văn trên các lưu vực trong cùngm ...

Tài liệu được xem nhiều: