Danh mục

GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 9

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

V.5.2. Phân loại nước thải a) Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tạo ra từ các hoạt động thường ngày ở nơi cư trú của con người. Các chất có trong nước thải sinh hoạt tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau từ các chất trôi nổi hay lơ lửng đến những chất rắn rất nhỏ ở trạng thái keo hay dung dịch thực cùng nhiều vi sinh vật gây bệnh. b) Nước thải công nghiệp Nước thải từ các ngành công nghiệp khác nhau và không giống nhau về thành phần và tính chất có thể phân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 9 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước V.5.2. Phân loại nước thải a) Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tạo ra từ các hoạt động thường ngày ở nơi cư trú của con người. Các chất có trong nước thải sinh hoạt tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau từ các chất trôi nổi hay lơ lửng đến những chất rắn rất nhỏ ở trạng thái keo hay dung dịch thực cùng nhiều vi sinh vật gây bệnh. b) Nước thải công nghiệp Nước thải từ các ngành công nghiệp khác nhau và không giống nhau về thành phần và tính chất có thể phân thành các nhóm: - Những ngành công nghiệp có chất thải vô cơ hoặc một phần vô cơ và một phần hữu cơ như công nghiệp gốm sứ, khai thác quặng, đúc mạ tẩy rửa kim loại bằng acid... - Những ngành công nghiệp có chất thải chủ yếu là hữu cơ như chất thải hydrocarbon, chất thải chứa fenol, chất thải chứa các chất hữu cơ khác và các chất thải sinh học như ngành thuộc da, sản xuất bia rượu... - Những lĩnh vực có chất thải phóng xạ như nhà máy điện nguyên tử, các bệnh viện và viện nghiên cứu có sử dụng các đồng vị phóng xạ. c) Nước thải từ vùng sản xuất nông nghiệp Loại nước thải này có chứa các chất trừ sâu, diệt cỏ, các loại phân bón tự nhiên và nhân tạo, các mảnh vụn thực vật. V.5.3. Lựa chọn biện pháp xử lý Việc lựa chọn biện pháp xử lý nước thải dựa trên cơ sở: - Tính chất của các chất gây ô nhiễm. - Điều kiện khí hậu. - Điều kiện của dòng chảy ao hồ tiếp nhận nước thải sau xử lý. - Yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý. - Điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện có. Việc loại trừ các chất ô nhiễm có trong nước thải được thực hiện do sự kết hợp của các quá trình lý học, hóa học, và sinh học. Về hình thức có thể phân thành các phương pháp xử lý theo phương pháp đơn giản và phức tạp (xử lý có hệ thống). Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 161 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước V.5.4. Một số phương pháp xử lý đơn giản a) Xử lý bằng ao hồ tự nhiên Trong phương pháp này người ta cho nước cần xử lý chảy xuống một cái hố hoặc một rãnh đào. Từ hố hay rãnh nước sẽ thấm vào đất trải qua quá trình làm sạch. Phương pháp này dùng khi lưu lượng nước xử lý nhỏ và lớp đất phía dưới có độ rỗng lớn. Đây là phương pháp xử lý đơn giản, ít tốn kém trong đầu tư nhưng cần thận trọng để tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Độ sâu từ hố xuống mực nước ngầm phải đủ đảm bảo cho mọi thành phần độc hại được giữ lại trong đất, chỉ có nước đã làm sạch đi tới tầng nước ngầm. b) Bãi tưới Trong điều kiện diện tích đất đai cho phép có thể xử lý nước ô nhiễm hay nước thải bằng cách cho chảy tràn trên một vùng đất có độ dốc xác định. Trên vùng đất này (bãi tưới) có một thảm thực vật thích hợp. Lớp nước thải chảy tràn có chiều dày, vận tốc và chiều dài tới rãnh thu được tính toán sao cho luôn giữ được điều kiện háo khí và có thời gian lưu trên bãi đủ cho quá trình xử lý thực hiện thuận lợi và đạt tới mức cần thiết. Các cơ chế loại chất ô nhiễm trong trường hợp xử lý này bao gồm tác dụng lọc ở phần nước thấm xuống đất, tác dụng phân hủy sinh học xảy ra trên mặt bãi và trong lớp đất sát mặt, và do quá trình bốc hơi. Sản phẩm phân hủy sẽ được rễ thực vật hấp thụ. Nước sau khi chảy qua bãi sẽ được tập trung vào rãnh đào ở cuối bãi để dẫn đến kênh tiêu ra sông hoặc hồ. Cũng như hố xử lý, khi dùng phương pháp này cần chú ý đến chiều sâu nước ngầm để tránh làm ô nhiễm nước ngầm. Ngoài ra bãi tưới phải bố trí xa vùng dân cư để tránh gây ô nhiễm không khí vùng dân cư. Đất đai vùng bãi tưới phải đạt độ tơi xốp nhất định. c) Phương pháp pha loãng Khi lưu lượng dòng chảy trong sông lớn, khả năng tự làm sạch của sông là đáng kể và lưu lượng dòng nước thải không lớn thì có thể xả trực tiếp nước thải ra sông ở vị trí xa vùng dân cư, với điều kiện nồng độ chất ô nhiễm trong sông sau khi xả không vượt phạm vi cho phép. Trong trường hợp này nồng độ chất ô nhiễm được pha loãng, quá trình tự làm sạch của nước diễn ra thuận lợi ít gây tổn hại cho hệ sinh thái nước. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đặc biệt tới sự sút giảm nồng độ oxy hòa tan trong sông kể từ điểm nhận nước thải. Nồng độ oxy hòa tan trong sông thường chỉ đạt tối đa là 10 mg/L, trong khi đó nhu cầu oxy trong các phản ứng phân hủy sinh học các chất hữu cơ lại lớn. Bởi vậy khi dùng phương pháp pha loãng đoạn sông phía hạ lưu kể từ vị trí xả thường có nồng độ oxy thấp ảnh hưởng đến việc nuôi thủy sản. d) Hệ thống ao xử lý Theo phương pháp này các chất hữu cơ có trong nước thải bao gồm mọi kích thước chuyển hóa thành các chất vô cơ trong các ao rộng và tương đối nông. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 162 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Quá trình chuyển hóa trong các ao xử lý này là kết quả của sự hoạt động trao đổi chất kết hợp của tảo và vi khuẩn. Trường hợp các ao được thiết kế, xây dựng và vận hành sao c ...

Tài liệu được xem nhiều: