Danh mục

Giáo trình Tham vấn người nghiện ma túy: Phần 2 - TS. Bùi Thị Xuân Mai, TS. Nguyễn Tố Như (đồng chủ biên)

Số trang: 135      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.51 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nối phần 1, phần 2 của "Giáo trình Tham vấn người nghiện ma túy" do TS. Bùi Thị Xuân Mai, TS. Nguyễn Tố Như (đồng chủ biên) biên soạn gồm nội dung chương 4 đến chương 8 của tài liệu. Nội dung phần này trình bày các kiến thức cơ bản về quy trình tham vấn điều trị nghiện ma túy, tham vấn điều trị nghiện cho nhóm bệnh nhân đặc biệt,... Mời bạn cùng đón đọc nội dung 2 phần của giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tham vấn người nghiện ma túy: Phần 2 - TS. Bùi Thị Xuân Mai, TS. Nguyễn Tố Như (đồng chủ biên)CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYMột buổi tham vấn điều trị nghiện ma túy cho cá nhân và nhóm là một quá trình tương tác tích cực diễn ra theo từng bước nối tiếp nhau theo một chu kỳ. Tương tự như tất các phương pháp trợ giúp khác, việc đầu tiên cần phải thực hiện trong quá trình trợ giúp là thiết lập mối quan hệ thông qua việc giới thiệu, làm quen ban đầu. Quá trình tham vấn điều trị nghiện là một vòng tròn, bắt đầu với việc đánh giá thân chủ, tiến đến giải quyết vấn đề, sau đó là đề ra mục tiêu, rồi xây dựng kế hoạch thực hiện, sau đó tham vấn viên sẽ cần phải chỉnh sửa lại kế hoạch, tóm tắt các hoạt động và rồi lại bắt đầu một hoạt động đánh giá mới. Quá trình này được thực hiện liên tục trong thời gian dài, nhưng không nhất thiết là buổi tham vấn nào cũng cần làm tất cả các bước. Vì thế, đây là một quá trình diễn ra liên tục và trong quá trình đó, một số vấn đề sẽ được giải quyết và những vấn đề mới lại nảy sinh. (Quy trình này có một số điểm gần giống quy trình công tác xã hội cá nhân, xin tham khảo thêm giáo trình Công tác xã hội cá nhân)I. Tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầuVấn đề xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hay còn gọi là xây dựng được một liên minh với thân chủ là một việc rất quan trọng ngay từ ban đầu để đảm bảo thành công của ca tham vấn. Trong tham vấn điều trị nghiện ma túy, tham vấn viên cần phải tạo ra một bầu không khí thoải mái để thân chủ hợp tác. Có 3 cách chính để xây dựng mối quan hệ hợp tác này. Thứ nhất, tham vấn viên cần phải có kỹ năng giao tiếp, có hiểu biết sâu rộng tham vấn điều trị nghiện, các vấn đề về nghiện ma túy và hậu quả của sử dụng ma túy, cũng như một số liệu pháp điều trị nghiện Thứ hai, cần thừa nhận rằng thân chủ mới là chuyên gia khi nói về cuộc sống của chính bản thân họ. Tham vấn viên cần phải lắng nghe thân chủ một cách chi tiết và chính xác, và tránh đưa ra những ý kiến đánh giá chủ quan, lời khuyên. Lưu ý rằng tham vấn là đang nói chuyện với một người hoàn toàn trưởng thành, và họ có đủ khả năng nhận thức được hậu quả của những hành vi của họ. Thứ ba, tham vấn viên cần phải thể hiện rằng mình sẽ là người đồng hành với thân chủ trong quá trình đầy khó khăn này, luôn sẵn sàng giúp đỡ họ để đạt được mục tiêu.118 Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiệnCHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚYCó thái độ tôn trọng và hiểu biết người nghiện, để xây dựng lòng tin ở người nghiện là một điều hết sức khó khăn vì nhiều người nghiện ma túy đã đánh mất niềm tin vào người khác. Họ sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể cảm thấy tin tưởng rằng tham vấn viên là người họ có thể tin cậy và cùng nhau làm việc. Nói chung, những can thiệp hiệu quả nhất trong việc xây dựng một mối quan hệ gắn bó giữa người tham vấn và thân chủ là những can thiệp chú trọng sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của tham vấn viên và tinh thần hợp tác. Ví dụ, khi thân chủ nói với tham vấn viên là họ dùng lại ma túy, tham vấn viên có thể nói: “Chúng ta hãy cùng xem lại xem điều gì đã xảy ra và cùng xây dựng kế hoạch để giúp anh/ chị không dùng lại ma túy nữa”. Cách nói như vậy nêu bật được nỗ lực của cả đôi bên trong mối quan hệ. Nếu trong thời gian đầu, mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ vẫn chưa tiến triển, tham vấn viên có thể hỏi thân chủ xem điều gì khiến họ nghĩ hoặc cảm thấy mối quan hệ giữa họ và tham vấn viên chưa được thoải mái, hoặc liệu có điều gì đó gây khó khăn cho mối quan hệ giữa tham vấn viên và thân chủ. Thông thường, thân chủ biết rất rõ làm thế nào để cải thiện tình hình, nhưng họ thường cảm thấy không thoải mái nói ra nếu tham vấn viên không chủ động hỏi. Để cải thiện mối quan hệ, tham vấn viên phải sẵn sàng chấp nhận ý kiến phản hồi của thân chủ và có thể phải thay đổi phương pháp. Tuy nhiên, tham vấn viên không nên cảm thấy áp lực phải đáp ứng yêu cầu thay đổi của thân chủ nếu điều đó ảnh hưởng tới phương pháp điều trị của mình. Thay vì thế, tham vấn viên có thể điều chỉnh ứng xử giao tiếp để cải thiện mối quan hệ. Buổi tham vấn đầu tiên với thân chủ cần thực hiện các hoạt động sau đây: • Tham vấn viên tự giới thiệu: Giới thiệu tên cũng như vị trí của bản thân trong cơ sở, tổ chức. • Giới thiệu về dịch vụ: Nói cho thân chủ biết về những dịch vụ được cung cấp tại cơ sở và những dịch vụ mà người tham vấn có thể hỗ trợ cho họ. Nếu cơ sở có nối kết dịch vụ với các tổ chức khác thì cũng nên giải thích cho thân chủ biết về các dịch vụ liên kết đó. Mục đích của dịch vụ. • Giải thích về tính bảo mật: Nhiều thân chủ thường lo ngại không biết có nên nói với tham vấn viên về việc sử dụng ma túy của họ hay không. Điều quan trọng là họ cần biết rằng dịch vụ được cung cấp hoàn toàn bảo mật.Giáo trình Tham vấn điều Trị nghiện 119CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH THAM VẤN ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY• Quản lí thời gian của buổi tham vấn: trao đổi với thân chủ mỗi buổi tham vấn sẽ được thực hiện trong một khoả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: