Danh mục

Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ cá - MĐ06: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 776.70 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ cá thuộc MĐ06: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). Mô đun dạy cho người học những hiểu biết về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, xác định thời điểm thu hoạch, thu hoạch cá, vận chuyển và tính hiệu quả nuôi; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 76 giờ, gồm 5 bài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ cá - MĐ06: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUNTHU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ CÁ Mà SỐ: MĐ 06NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ) Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thểđược phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo vàtham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mà TÀI LIỆU: MĐ 06 2 LỜI GIỚI THIỆU Cá chép và cá trắm cỏ là hai đối tượng nuôi truyền thống của nghề nuôi cánước ngọt ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua bệnh đã gây thiệt hại lớn cho cáchép và cá trắm cỏ nuôi lồng bè. Vì vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môitrường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá cónhững hiểu biết về chuẩn bị lồng bè nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc cá,quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh và lồng bè nuôi cá để nâng cao năng suấtnuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng trên các hệthống sông, suối, hồ chứa. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bènước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹthuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơsở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạngiáo trình đào tạo nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” là cấpthiết hiện nay nhằm giúp cho người làm nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ tronglồng bè và bà con lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôicá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép,cá trắm cỏ)” trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựngvà biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)”được tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi cá lồngbè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun cụ thể như sau: 1) Mô đun 01. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá 2) Mô đun 02. Chọn và thả cá giống 3) Mô đun 03. Chăm sóc cá nuôi 4) Mô đun 04. Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá 5) Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá nuôi 6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cá Mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ cá” là một mô đun chuyên được biênsoạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đuncó thể dạy độc lập hoặc cùngmột số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. Mô đunnày được học cuối cùng trong chương trình dạy nghề Nuôi cá lồng bè nướcngọt. Mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ cá” dạy cho người học những hiểu biết vềviệc đảm bảo chất lượng sản phẩm, xác định thời điểm thu hoạch, thu hoạch cá,vận chuyển và tính hiệu quả nuôi; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thờigian 76 giờ, gồm 5 bài. 3 Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng cá chép, trắm cỏ Bài 2. Xác định thời điểm thu hoạch Bài 3. Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch Bài 4. Vận chuyển cá Bài 5. Tính hiệu quả nuôi Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu,hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa họckỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề vềthu hoạch và tiêu thụ cá thương phẩm thực tế tại các địa phương Vĩnh phúc, HàNội, Hải Dương,Yên Bái, …. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ nông nghiệpvà phát triển nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, cácchuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báuvà tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiệnhơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: KS Nguyên Tuấn Duy 2. Th.S Ngô Thế Anh 3. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 4. Th.S Ngô Chí Phương 4 MỤC LỤCĐỀ MỤC TRANGTUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................1LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................... ...

Tài liệu được xem nhiều: