Danh mục

Giáo trình Thực tập hoá môi trường - TS. Lê Văn Tuấn

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.83 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thực tập hoá môi trường gồm có 14 bài thực hành với nội dung như tính toán pha chế các hóa chất thông dụng; một số kỹ thuật lấy mẫu nước và mẫu đất; các dạng chất rắn trong nước và nước thải; độ kiềm của nước và nước thải;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực tập hoá môi trường - TS. Lê Văn Tuấn TS. LÊ VĂN TUẤN (CHỦ BIÊN) PGS.TS. PHẠM KHẮC LIỆU, TS. ĐẶNG THỊ THANH LỘC THS. DƯƠNG THÀNH CHUNG, THS. HOÀNG THỊ MỸ HẰNG GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HÓA MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL CHEMISTRY EXPERIMENTS) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2021 TS. LÊ VĂN TUẤN (CHỦ BIÊN) PGS.TS. PHẠM KHẮC LIỆU, TS. ĐẶNG THỊ THANH LỘC THS. DƯƠNG THÀNH CHUNG, THS. HOÀNG THỊ MỸ HẰNG GIÁO TRÌNH THỰC TẬP HÓA MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL CHEMISTRY EXPERIMENTS) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2021 BÀI MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH Nội dung của bài mở đầu giới thiệu chung về kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm (PTN) cho sinh viên Khoa học Môi trường, Kỹ thuật Môi trường và các học viên, sinh viên quan tâm; Hướng dẫn người học sử dụng các dụng cụ, thiết bị thông dụng trong PTN; Giới thiệu cho người học về an toàn trong PTN và tổng quan mục đích, yêu cầu, nội dung các bài thực hành Hóa Môi trường. 2. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ THÔNG DỤNG 2.1. Dụng cụ  Bình định mức các cỡ: 25mL, 50 mL, 100mL, 250mL, 500mL, 1000mL  Bình hút ẩm  Bình tam giác các cỡ: 50mL, 100mL, 250mL, 500mL  Bông thủy tinh  Buret chuẩn độ: 25mL, 50mL  Bình tia nước cất  Chai Winkler: 300mL  Các loại chai, lọ chứa mẫu  Chén sứ  Cối sứ  Cốc mỏ các cỡ: 50mL, 100mL, 250mL, 500mL, 1000mL  Dĩa cân bằng nhôm  Dụng cụ lấy mẫu nước  Dụng cụ lấy mẫu đất  Đũa thủy tinh  Giấy lọc Whatman sợi thủy tinh (Ɵ = 0,45µm)  Giấy lọc thông thường  Giá để ống nghiệm  Giá để micropipet  Ống đong các cỡ 50mL, 100mL, 250mL, 500mL, 1000mL  Ống nghiệm không nắp vặn  Ống nghiệm có nắp vặn  Phễu lọc  Pipet  Micropipet  Rây với các kích thước lỗ khác nhau 1  Tem nhãn chai chứa hóa chất; têm nhãn chứa mẫu môi trường nước, đất  Các dụng cụ liên quan an toàn thực nghiệm: bao tay, kính bảo hộ, bình cứu hỏa, máy đuổi khí độc hại, an toàn điện… Những lưu ý đối với sinh viên khi thao tác với các dụng cụ thí nghiệm  Không để qua đêm dụng cụ thí nghiệm bẩn.  Rửa cẩn thận cả mặt trong và mặt ngoài của dụng cụ bằng các dung dịch rửa thích hợp.  Tráng lại 2 – 3 lần bằng nước cất (sử dụng bình tia) và để ráo nước trước khi cho vào tủ sấy được điều chỉnh với nhiệt độ thích hợp (< 50oC).  Không cho vào tủ sấy các dụng cụ bằng nhựa thường, thủy tinh nhám, dụng cụ đo thể tích. 2.2. Thiết bị  Bộ lọc chân không  Bếp đun ống nghiệm (Đun được 150oC)  Cân phân tích (Đọc đến 0,1 mg)  Cân kỹ thuật  Lò nung (Nung được 530 - 550oC)  Máy đo oxy hòa tan (DO meter)  Máy đo độ dẫn điện (EC meter)  Máy đo độ đục (Turbidity meter)  Máy đo pH (pH meter)  Máy đo quang phổ (Spectrophotometer)  Máy khuấy ống nghiệm  Máy khuấy Jartest  Máy khuấy từ  Máy lắc ổn nhiệt  Máy bơm chân không  Nồi cách thủy ổn nhiệt  Tủ sấy  Các thiết bị liên quan khác Những lưu ý đối với sinh viên khi sử dụng thiết bị thí nghiệm  Chỉ được sử dụng thiết bị khi đã hiểu rõ nguyên tắc vận hành và được phép của cán bộ hướng dẫn hoặc cán bộ phụ trách PTN.  Khi có sự cố phải báo ngay cho cán bộ phụ trách, không được tự ý xử lý.  Đọc trước qui định và hướng dẫn sử dụng các thiết bị liên quan được đính kèm ở phụ lục. 2 3. HÓA CHẤT VÀ AN TOÀN THỰC NGHIỆM 3.1. Hóa chất  Hóa chất có độ tinh khiết khác nhau được sử dụng phù hợp theo những yêu cầu khác nhau và chỉ sử dụng hóa chất còn nhãn hiệu.  Hóa chất phải được bảo quản trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa đóng kín có nhãn ghi tên hoá chất, công thức hóa học, mức độ sạch, tạp chất, khối lượng tịnh, khối lượng phân tử, nơi sản xuất, điều kiện bảo quản.  Tất cả các chai lọ đều phải có nhãn ghi, phải đọc kỹ nhãn hiệu hóa chất trước khi dùng, dùng xong phải trả đúng vị trí ban đầu.  Chai lọ chứa hóa chất phải có nắp. Trước khi mở chai hóa chất phải lau sạch nắp, cổ chai, tránh bụi bẩn lọt vào làm hỏng hóa chất đựng trong chai và không dùng lẫn nắp đậy giữa các chai lọ chứa hóa chất.  Các loại hóa chất dễ bị thay đổi bởi ánh sáng cần được giữ trong chai lọ tối màu và bảo quản vào chỗ tối.  Dụng cụ dùng để lấy hóa chất phải thật sạch. 3.2. An toàn thực nghiệm  Khi làm việc với hóa chất cần hết sức cẩn thận, tránh gây những tai nạn đáng tiếc; cần thiết đeo găng tay, mắt kính bảo hộ.  Khi làm việc với chất dễ nổ, dễ cháy không được để gần nơi dễ bắt lửa. Khi cần sử dụng các hóa chất dễ bốc hơi, có mùi,... phải đưa vào tủ hút, chú ý đậy kín nắp sau khi lấy hóa chất xong.  Khi làm việc với acid hay base mạnh - Bao giờ cũng đổ acid hay base vào nước khi pha loãng (tuyệt đối không được đổ nước vào acid hay base);  Không hút bằng pipet khi chỉ còn ít hóa chất trong lọ, không ngửi hay nếm thử hóa chất.  Không hút acid hay base bằng miệng mà phải dùng các dụng cụ riêng như ống bóp cao su.  Nếu bị bỏng với acid hay base rửa ngay với nước lạnh rồi bôi lên vết bỏng NaHCO3 1% (trường hợp bỏng acid) hoặc CH3COOH 1% (nếu bỏng base). Nếu bị bắn vào mắt, dội mạnh với nước lạnh hoặc NaCl 1%.  Trường hợp bị hóa chất vào miệng hay dạ dày, nếu là acid phải súc miệng và uống nước lạnh có MgO, nếu là base phải súc miệng và uống nước lạnh có CH3COOH 1%.  Luôn kiểm tra an toàn điện trước khi vận hành máy móc, thiết bị. Câu hỏi: 1- Nêu các vật dụng cần thiết để pha một dung dịch hóa chất. 2- Thiết ...

Tài liệu được xem nhiều: