Danh mục

Giáo trình Thực vật dược - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 2

Số trang: 43      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.91 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của giáo trình Thực vật dược giúp sinh viên: Trình bày được các phần của hoa, quả, hạt; trình bày các loại hoa, quả, hạt; mô tả được cách sắp xếp hoa trên cành; nêu được các quy ước về cách viết hoa thức và cách vẽ hoa đồ của hoa; nhận dạng đúng các phần của hoa, quả, hạt; ứng dụng của hoa, quả, hạt;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực vật dược - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng): Phần 2 70 CHƯƠNG 3: CÁC CƠ QUAN SINH SẢN Mục tiêu: - Trình bày được các phần của hoa, quả, hạt; - Trình bày các loại hoa, quả, hạt; - Mô tả được cách sắp xếp hoa trên cành; - Nêu được các quy ước về cách viết hoa thức và cách vẽ hoa đồ của hoa; - Nhận dạng đúng các phần của hoa, quả, hạt; - Ứng dụng của hoa, quả, hạt; - Nhận dạng đúng các loại hoa, quả, hạt; - Viết hoa thức và vẽ hoa đồ của hoa cây Huệ; - Vẽ cấu tạo của một số loại quả, hạt điển hình; - Rèn luyện khả năng quan sát, thận trọng, nghiêm túc trong học tập. BÀI 1: HOAMỤC TIÊU HỌC TẬP:Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày được các phần của hoa; - Trình bày các loại hoa; Nhận dạng đúng các phần của hoa. - Mô tả được cách sắp xếp hoa trên cành; - Nêu được các quy ước về cách viết hoa thức và cách vẽ hoa đồ của hoa; - Rèn luyện khả năng quan sát, thận trọng, nghiêm túc trong học tập.1. Khái niệm: Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của các cây Hạt kín (là những cây mà hạt đựngtrong quả), cấu tạo bởi những lá biến đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ sinh sản.2. Các phần của hoa 2.1. Các phần chính của hoa: 2.1.1 Phần không sinh sản: Phần không sinh sản của hoa gọi là bao hoa, gồm có: – Đài hoa: Cấu tạo bởi những bộ phận màu xanh lục gọi là lá đài. – Tràng hoa: Cấu tạo bởi những bộ phận có màu sặc sỡ gọi là cánh hoa. Khikhông phân biệt được đài và cánh hoa, ta gọi chung là phiến hoa. 2.1.1.1. Đài hoa: Cấu tạo bởi những bộ phận màu xanh lục gọi là lá đài. Lá đài cũng có nhiệm vụđồng hoá nhưng chức năng chính vẫn là bảo vệ. Lá đài có thể có màu sắc sặc sỡ như cánh gọi là đài dạng cánh (đài hình cánhhoa). Các lá đài của một hoa có thể rời gọi là đài phân, dính nhau gọi là đài hợp. Cáclá đài có thể giống nhau: đài đều hoặc khác nhau: đài không đều. Đài có thể rụng sớm 71trước khi hoa tàn hoặc đài còn lại sau khi hoa tàn: đó là đài tồn tại. Nếu đài tồn tại vàphù to theo quả gọi là đài đồng trưởng. Lá đài có thể rất phát triển hoặc thu hẹp thànhnhững răng nhỏ hay lông hoặc chỉ còn là một gờ. Ở một vài họ, phía ngoài đài hoa đôi khi có thêm vòng đài phụ (đài con). Đài phụcó thể được sinh bởi các lá kèm của lá đài (Rosaceae) hoặc bởi các lá bắc con xếp khítvào nhau (Malvaceae). Số lượng lá đài thường là 3 ở cây lớp Hành, 4 hay 5 ở cây lớp Ngọc lan. 2.1.1.2. Tràng hoa: Cấu tạo bởi những phiến nằm phía trong đài hoa và thường có màu sặc sỡ gọi làcánh hoa. Hình dạng cánh hoa biến thiên hơn lá đài. Mỗi cánh hoa gồm một phiến rộng ởtrên và một móng (cán) hẹp bên dưới. Cánh hoa có thể nguyên hoặc có răng cưa hoặc cóthùy. Nơi giáp giữa phiến và móng đôi khi có những phụ bộ. Cánh hoa có thể mangnhững tuyến mật hoặc đôi khi cả cánh hoa biến thành tuyến mật. Có khi cánh hoabiến đổi thành hình dạng đặc biệt gọi là cánh môi. Đôi khi hoa có thêm tràng phụ. Các cánh hoa có thể rời nhau (cánh rời hay tràng phân) hoặc dính nhau (cánhdính hay tràng hợp), giống nhau về hình dạng và kích thước (tràng đều) hay khác nhau(tràng không đều). Cánh hoa có thể dính với nhị hoặc dính với đài. Số lượng cánh hoathường là 3 ở cây lớp Hành, 4–5 ở lớp Ngọc lan, nhưng cũng có khi nhiều hơn (hoaSen). Đôi khi hoa có nhiều cánh do sự trồng trọt và chọn lọc nhân tạo. Người ta phân biệt các kiểu tràng sau (Hình 4.4): Hình 4.4. Các kiểu tràng hoa 1: Hình đinh, 2: Hình hũ, 3: Hình chuông, 4: Hình bánh xe, 5: Hình lưỡi nhỏ, 6:Hình phễu, 7: Hình môi 2/3, 8: Hình bướm 5.3.2.1. Hoa cánh rời, tràng đều 72 – Kiểu tràng hoa hồng: 5 cánh hoa, móng ngắn hoặc không có, phiến rộng và xòera (hoa Hồng). – Kiểu tràng hoa cẩm chướng: Móng dài và vuông góc với phiến (hoa Cẩmchướng). – Kiểu tràng hình chữ thập: Các cánh hoa xếp thẳng góc với nhau thành hình chữthập (hoa Cải). 5.3.2.2. Hoa cánh rời tràng không đều – Kiểu tràng hoa Lan: 1 trong 3 cánh hoa biến đổi thành cánh môi, có hình dạngđặc biệt và quay ra phía trước. – Kiểu tràng hình bướm: Có 5 cánh hoa: cánh hoa sau to tạo thành cờ phủ lên 2cánh bên, 2 cánh bên gọi là cánh và 2 cánh này phủ lên 2 cánh trước, 2 cánh trước đặtsát nhau, đôi khi hơi dính nhau tạo thành lườn. 5.3.2.3. Hoa cánh dính, tràng đều Phần cánh dính liền nhau phía dưới gọi là ống, phần rời nhau phía trên gọi làphiến. Chỗ ống nối với phiến gọi là họng. – Kiểu tràng hình bánh xe: Ống ngắn, mang những răng to tỏa ra giống nhưnhững cánh của ngôi sao (hoa Ớt). – Tràng hình hũ: Ống phình lên ở gốc, thắt lại ở đỉnh. – Tràng hình chuông: Ống phình lên thàn ...

Tài liệu được xem nhiều: