Mục tiêu chính của môn học "Thuế tài sản và thu khác" này là giúp người học nắm được các nội dung lý luận và thực tiễn về thuế tài sản ở Việt Nam, thực hiện được các công việc thực tế liên quan như hoạch định chính sách, tổ chức quản lý thu, tuân thủ các quy định của các chính sách pháp luật về thuế tài sản và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thuế tài sản và thu khác LỜI NÓI ĐẦU Môn học “Thuế tài sản và thu khác” thuộc kiến thức chuyên ngành đốivới sinh viên chuyên ngành thuế tại Học viện Tài chính. Mục tiêu chính củamôn học này là giúp người học nắm được các nội dung lý luận và thực tiễn vềthuế tài sản ở Việt Nam, thực hiện được các công việc thực tế liên quan nhưhoạch định chính sách, tổ chức quản lý thu, tuân thủ các quy định của các chínhsách pháp luật về thuế tài sản và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.Cùng với Giáo trình Thuế tài sản và thu khác, cuốn sách “Hướng dẫn thựchành môn học Thuế tài sản và thu khác” được biên soạn để làm tài liệu họctập, nghiên cứu giúp việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập môn học này đạtđược mục tiêu nói trên. Cuốn sách sẽ hệ thống lại những nội dung chủ yếu của môn học, đưa ra cáccâu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập tình huống nhằm giúp chongười học nắm bắt lại những nội dung cốt lõi của môn học, hiểu và vận dụngkién thức môn học để trả lời các câu hỏi, xử lý các bài tập tình huống phát sinhtrong thực tế liên quan đến chính sách thuế tài sản và các khoản thu khác củangân sách nhà nước ở Việt Nam. Ngoài ra, cuốn sách này cũng là tài liệu thamkhảo cho học viên các lớp bồi dưỡng của Học viện và những người làm công tácquản lý thuế. Cuốn sách gồm có 4 phần: - Phần 1: Tóm tắt nội dung môn học - Phần 2: Câu hỏi tự luận - Phần 3: Câu hỏi trắc nghiệm - Phần 4: Bài tập tình huống Cuốn sách được biên soạnh bởi các giảng viên Bộ môn Thuế, Học viện Tàichính. Bao gồm: - TS Nguyễn Đình Chiến, Phó Trưởng bộ môn Thuế, Chủ biên và trực tiếpbiên soạn phần Tóm tắt nội dung môn học và các câu hỏi, bài tập, tình huốngliên quan đến Phần Lý thuyết thuế Tài sản và Thuế Tài nguyên. - TS Nguyễn Thị Minh Hằng, Giảng viên chính Bộ môn Thuế, đồng Chủbiên và trực tiếp biên soạn các câu hỏi, bài tập, tình huống liên quan đến ThuếSử dụng đất nông nghiệp và Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. - PGS, TS Nguyễn Thị Thanh Hoài, Trưởng bộ môn Thuế, biên soạn cáccâu hỏi, bài tập, tình huống liên quan đến Phí, Lệ phí và các khoản thu khác. 1 Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng đưa ra đầy đủ các câuhỏi, bài tập và tình huống liên quan đến những vấn đề lý thuyết và thực tiễn đểgiúp người học bao quát và nắm bắt đầy đủ nhất nội dung môn học Thuế tài sảnvà thu khác. Tuy nhiên, do chính sách thuế Việt Nam đang trong quá trình cảicách, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và sự đa dạng, phong phú của nhữngtình huống trong thực tế nên cuốn sách không thể tránh khỏi những khiếmkhuyết. Tập thể tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc đểlần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2019 2 PHẦN 1TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC“THUẾ TÀI SẢN VÀ THU KHÁC” 3 CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ THUẾ TÀI SẢN1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THUẾ TÀI SẢN1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản Khái niệm tài sản: Tài sản là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặcvô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của một chủ thể tạimột thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho chủ thể đó. Đặc điểm của tài sản: - Tài sản là các nguồn lực có thực, được con người chiếm giữ và sử dụng. - Tài sản luôn có giá trị, tài sản phải mang lại một lợi ích nhất định chongười nắm giữ nó. - Tài sản luôn gắn với một chủ sở hữu nhất định, nếu một thứ vật chất nàođó không có chủ sở hữu thì đó là vật vô chủ, không được coi là tài sản. - Tài sản luôn có tính thời điểm, thể hiện một lượng của cải có thực của chủthể tại một thời điểm nào đó. - Tài sản có thể trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được tronggiao dịch dân sự. Phân loại tài sản: - Theo nguồn hình thành tài sản: Tài sản do thiên nhiên tạo ra và Tài sảndo con người tạo ra. - Theo chủ thể sở hữu tài sản: Tài sản quốc gia; Tài sản tập thể và Tài sảncá nhân. - Theo tính chất vận động của tài sản: Bất động sản và Động sản. - Theo hình thái biểu hiện: Tài sản hữu hình và Tài sản vô hình; Tài sản làvật tiêu hao và Tài sản là vật không tiêu hao; Tài sản cố định và Tài sản lưuđộng. - Theo yêu cầu quản lý của Nhà nước: Tài sản thuộc diện quản lý của Nhànước và Tài sản không thuộc diện quản lý của Nhà nước.1.2. Thuế tài sản Khái niệm thuế tài sản: Thuế tài sản là tên gọi chung chỉ các sắc thuế đánhvào giá trị tài sản. Cơ sở của việc đánh thuế vào tài sản Thứ nhất, đánh thuế tài sản nhằm bao quát, quản lý được các khả năngđánh thuế trong xã hội và và huy động được nguồn thu cho NSNN. 4 Thứ hai, đánh thuế tài sản nhằm đảm bảo sự công bằng trong thuế khóagiữa những người có tài sản. Thứ ba, đánh thuế tài sản đảm bảo thực hiện được các chính sách điều tiếtkinh tế vĩ mô của Nhà nước trong quản lý, kiểm soát, điều tiết đối với tài sản,đối với các hành vi sở hữu, sử dụng hay chuyển nhượng tài sản của các chủ thểtrong nền kinh tế - xã hội.1.3. Đặc điểm của thuế tài sản Ngoài các đặc điểm chung của thuế mà bất kỳ một loại thuế nào đều có,mỗi loại thuế còn có các đặc điểm riêng của mình. - Thuế tài sản là thuế trực thu, đánh trực tiếp vào giá trị tài sản của chủ sởhữu tài sản (đồng thời là người chịu thuế tài sản). - Thuế tài sản luôn có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng, điều kiện, hoàncảnh của người chịu thuế. - Thuế tài sản, nhất là thuế đánh vào bất động sản thường dễ thực hiện.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH THUẾ TÀI SẢN2.1. Phương pháp đánh thuế tài sản - Đánh thuế vào tất cả các tài sản: thuế đánh vào tất cả các loại tài sản màmột chủ sở hữu có được. ...