Danh mục

Giáo trình Thương vụ vận tải

Số trang: 237      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.76 MB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Thương vụ vận tải trình bày tổng quan về quá trình vận tải và thương vụ vận tải; hàng hóa, hàng hóa trong vận tải, chuyên chở hàng hóa bằng container, vận tải hàng hóa bằng đường sắt, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, vận tải đa phương thức quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thương vụ vận tải Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH VẬN TẢI VÀ CÔNG TÁC THƢƠNG VỤ 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH VẬN TẢI. 1.1.1. Các khái niệm. Tất cả của cải vật chất chủ yếu cần thiét cho sự tồn tại và phát triển xã hội loài người, theo CácMác được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ bản: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến;nông nghiệp và vận tải. Đối với một ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp... trong quá trính sản xuất đềucó sự kết hợp của 3 yếu tố, đó là công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Vận tải cũng làmột ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết hợp của 3 yếutố đó. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất địnhnhư: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải ... Hơn nữa, đối tượng lao động (hàng hoá, hànhkhách vận chuyển) trong quá trình sản xuất vận tải cũng trải qua sự thay đổi nhất định. Vì vậy, Các Mác đã viết: Ngoài ngành khai khoáng, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biếnra, còn có một ngành sản xuất vật chất thứ tư nữa, ngành đó cũng trải qua 3 giai đoạn sản xuất khácnhau là thủ công nghiệp, công trường thủ công và cơ khí; đó là ngành vận tải, không kể vận tải ngườihay vận tải hàng hoá. Vận tải là một quá trình sản xuất, bao gồm nhiều yếu tố (bộ phận) hợp thành, mà mỗi yếu tố làmột mắt xích của quá trình sản xuất vận tải. Cũng như bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất vận tải được cấu thànhbởi 3 yếu tố cơ bản, đó là: xếp hàng lên phương tiện (hành khách lên phương tiện); vận chuyển (dichuyển) hàng hoá, hành khách và dỡ hàng ra khỏi phương tiện (hành khách rời khỏi phương tiện). Mỗiyếu tố bao gồm tập hợp các công việc (tác nghiệp) khác nhau. Các tác nghiệp chủ yếu của quá trình sản xuất vận tải hàng hoá gồm: + Xếp hàng lên phương tiện: bao gồm các công việc về chuẩn bị hàng để gửi; phân loại, đóng góihàng hoá; phân hàng hoá theo luồng tuyến và theo người nhận hàng; xếp hàng lên phương tiện; cân,đong, đo, đếm hàng hoá; kiểm hoá; chằng buộc hàng; hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết để giaonhận hàng hoá trong quá trình vận tải. + Vận chuyển hàng hoá: bao gồm các công việc về lựa chọn phương tiện, lập hành trình, tổ chứcthực hiện nhằm đảm bảo theo thời gian biểu và biểu đồ vận hành; đảm bảo chất lượng vận tải. + Dỡ hàng ra khỏi phương tiện: bao gồm các tác nghiệp tương tự như khi xếp hàng lên phươngtiện nhưng trình tự thì ngược lại. Tất cả các yếu tố của quá trình vận tải đều diễn ra ở trong không gian (vị trí) và thời gian khácnhau. Do đó, có thể khái niệm vận tải như sau: Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành khách trong không gian vàthời gian cụ thể để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Sự di chuyển vị trí của hành khách và hàng hoá trong không gian rất đa dạng, phong phú nhưngkhông phải tất cả các di chuyển đều được coi là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra với mục đích nhất định để thoả mãnnhu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. 1 Cũng giống như các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình vận tải (trừ vận tải đường ống) đềucó Chu kỳ sản xuất và sau mỗi chu kỳ sản xuất đều tạo ra sản phẩm nhất định. Chu kỳ sản xuất vận tải đó là chuyến. Chuyến là tập hợp đầy đủ các yếu tố của quá trình vận tải, kể từ khi phương tiện đến địa điểmxếp hàng này tới lúc phương tiện đến địa điểm xếp hàng tiếp theo sau khi đã hoàn thành các yếu tố củaquá trình vận tải. Trong Kinh tế học hiện đại, vận tải được xếp vào ngành sản xuất dịch vụ, thuộc khu vựcDỊCH VỤ (Sector Service) trong Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product). Thuật ngữ DỊCH VỤ lúc đầu dùng để chỉ các hoạt động cung ứng hậu cần trong quân đội, sau đóđược đưa vào các lĩnh vực kinh tế. Ngày nay, dịch vụ phát triển rất đa dạng, có mặt ở khắp mọi nơitrong đời sống kinh tế-xã hội. Theo nghiã hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng, làm một việc đểđáp ứng một nhu cầu nào đó của con người như: vận tải; sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc haycông trình ... Theo Các Mác, dịch vụ là hàng hoá, cũng như các hàng hoá khác, có giá trị sử dụng đồng thời cógiá trị trao đổi. Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm để chỉ toàn bộ các hoạt động, mà kết quả của chúngkhông tồn tại dưới dạng hình thái vật thể thông thường. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnhvực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của từng quốcgia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Dịch vụ không chỉ bao gồm những lĩnh vực truyềnthống như: vận tải, bưu điện, du lịch, b ...

Tài liệu được xem nhiều: