Danh mục

Giáo trình Tiếng Việt - Văn học & phương pháp giảng dạy: Phần 2

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 637.02 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (34 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nối phần 1 giáo trình, 'Giáo trình Tiếng Việt -  Văn học & phương pháp giảng dạy: Phần 2' phân tích các nội dung cần giảng dạy cho học sinh tiểu học như ngữ pháp tiếng Việt, từ loại tiếng Việt, phương pháp dạy viết chính tả, phương pháp dạy từ ngữ,... Đây là tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Văn và những ai quan tâm đến vấn đề trên.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tiếng Việt - Văn học & phương pháp giảng dạy: Phần 2 Ví dụ: Lũ trẻ tranh nhau bức tranh. b) Phân loại: • Từ đồng âm ngẩu nhiên: Các từ có hình thức ngữ âm ngẩu nhien giống nhau nhưng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: bàn (danh từ) à cái bàn Bàn (động từ) à bàn công việc J Dựa vào các ngữ cảnh để nhận biết các từ đồng âm. • Từ âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở : Đó là những từ đồng âm tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa ra. Ví dụ: ăn (đưa thức ăn vào miệng - ăn cơm) Ăn (trùng khít nhau - ăn mộng) Quà (ăn quà) quà (quà tặng) Đó là trường hợp “đông âm khác loại” nghĩa là một từ thuộc nhiều từ loại. Ví dụ: cuốc (danh từ): cái cuốc cuốc (động từ): cuốc đất c). Giá trị của từ đồng âm: Từ đồng âm trong tiếng Việt có giá trị tu từ học rất lớn. Nó là cơ sở, là chổ dựa cho nghệ thuật chơi chữ trong các tác phẩm văn chương. Bài 5: Từ loại tiếng Việt I. TỪ LOẠI LÀ GÌ? Từ loại là các lớp từ có những đặc điểm ngữ pháp giống nhau gọi là các từ loại. II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠi TỪ TIẾNG VIỆT 1. Ý nghĩa ngữ pháp khái quát: là ý nghĩa khái quát chung cho nhiều từ cùng loại. Ví dụ: - Các từ: nhà, bàn, bút, cây, học sinh, niềm tin, cuộc sống…có ý nghĩa chung chỉ sự vật. Các từ: đi, ăn, ngủ, học tập, làm việc…có ý nghĩa chung là chỉ hoạt động, trạng thái. • Các từ: đẹp, xấu, trắng, đen, to, nhỏ…có ý nghĩa chung là chỉ đặc điểm tính chất. 2. Đặc điểm về hình thức ngữ pháp: • Khả năng kết hợp với các từ khác: mỗi từ loại đều có khả năng kết hợp mạnh với một loại từ nào đó, đặc biệt là các hư từ (từ chứng). Ví dụ: Danh từ kết hợp được với số từ, phụ từ: những, các nột, hai…(những học sinh) • Khả năng đảm nhận các chức năng khi tham gia cấu tạo câu. Ví du: Danh từ thường là chủ ngữ. Động từ, tính từ thường là vị ngữ. III. HỆ THỐNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT: Từ vựng tiếng Việt chia hai loại lớn: • Thực từ: gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ. • Hư từ: gồm phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ. A. DANH TỪ: 1.Ý nghĩa khái quát: Danh từ là một loại từ dùng làm tên gọi cho các khái niệm, sự vật, hiện tượng. Ví dụ: học sinh, dong sông, chính trị, tư tưởng… 2. Đặc điểm ngữ pháp: a) Khả năng kết hợp: Danh từ có khả năng kết hợp với các từ ngữ đứng trước (số lượng, toàn thể, loại thể, đơn vị: một. hai, ba, tất cả, cái chiếc…) và từ ngữ đứng sau (các từ chỉ định và các từ chỉ tính chất, đặc trưng: ấy, kia, này, nọ…) để tạo thành cụm từ. Ví dụ: Những học sinh giỏi… Tất cả các bông hoa này… b) Chức năng cú pháp: • Danh từ cũng có thể làm trạng từ, bổ ngữ, định ngữ. Ví dụ: + Trạng ngữ: Trưa, nắng chói chang. + Chim sơn ca chuyền cành ĐN BN B. ĐỘNG TỪ 1. Ý nghĩa khái quát: Động từ là một loại từ chỉ hoạt động hay trạng thái (vật lý, tâm lý, sinh lý) Ví du: đi, nghỉ yêu. 2. Đặc điểm ngữ pháp: a) Khả năng kết hợp: Động từ có khả năng kết hợp với các từ ngữ đứng trước (các phụ từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang,….các phụ từ mang ý so sánh: vẫn cứ đều…Đặc biệt, động từ kết hợp nạnh vớí phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ..) và các từ ngữ đứng sau chỉ kết thúc hay tiếp tục (rồi, nữa, mãi) để tạo thành cụm từ. Ví dụ: đã đi rồi. b) Các chức năng cú pháp: • Động từ thường trực tiếp làm vị ngữ không cần từ “là”. Ví du: Em bé / ngủ. • Ngoài ra động từ còn làm chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ. Ví dụ: Thi đua là yêu nước CN Cô giáo dạy múa. BN Thán phục, mọi người reo lên. TN C. TÍNH TỪ: 1. Ý nghĩa khái quát: Tính từ là loại biểu thị tính chất, đặc trưng của sự vật, hoạt động: • Tính chất: tốt, xấu, ngoan, hiền… • Kích thước: dài, ngắn, rộng, hẹp… • Màu sắc: xanh, tím, đỏ… • Mức độ, dặc trưng của sự việc: quan trọng, tầm thường… 2. Đặc điểm ngữ pháp: a) Khả năng kết hợp: Tính từ có khả năng kết hợp với các phụ từ đứng trước và sau, giống như động từ. Tính từ kết hợp mạnh với các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá…Tính từ không kết hợp với các phụ từ mang cầu khiến, mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ…Đặc điểm này giúp ta phân biệt ĐT và TT. Ví dụ: vân nhanh, rất đẹp, rộng vô cùng. b) Chức năng cú pháp: • Tính từ thường làm vị ngứ trực tiếp. Khu vườn này / rộng. • Ngoài ra tính từ còn làm bổ ngữ, định ngữ. Đá to / cũng bị nước cuốn. ĐN Cô bé ấy hát hay. BN D. SỰ CHUYỂN LOẠI CỦA TỪ TIẾNG VIỆT: Sự chuyển loại của từ tiếng Việt diễn ra ở hai phương diện: • Về ý nghĩa: khi chuyển loại, từ mang ý nghĩa khái quát của từ ,loại hoặc tiểu loại khác. Nghĩa là ý nghĩa ngữ pháp của từ đã biến đổi. • Hình thức: khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ ngữ cũng thay đổi mang đặc điểm của từ loại hoặc tiểu loại khác. Ví dụ: ĐT J DT, DT J ĐT • Nó mang suy nghĩ, (suy nghĩ à động từ) • Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc (suy nghĩ à danh từ) • Cái cuốc này để cuốc đất. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: