Giáo trình Triệu chứng bệnh học ngoại tiết niệu: Phần 2 tiếp nối phần 1 trình bày các phương pháp thăm khám hệ tiết niệu; chẩn đoán và nguyên nhân một số triệu chứng thường gặp trong tiết niệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Triệu chứng bệnh học ngoại tiết niệu: Phần 2 PHẦN 3 CÁC PHƯƠNG PHÁPTHĂM KHÁM HỆ TIẾT NIỆU 85 PHƯƠNG PHÁP KHÁM LÂM SÀNG, CÁCH LÀM BỆNH ÁN TIẾT NIỆU86 Khám lâm sàng hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục nam bao gồm các bước:“Hỏi bệnh - Quan sát bệnh nhân - Sờ nắn - Gõ - Nghe”. Khi khám phải khámtoàn thân và khám đối với các bộ phận trong cơ quan tiết niệu - sinh dục nam.Sau khi khám xong, phải làm bệnh án để có kế hoạch điều trị. 1. Hỏi bệnh. Hỏi bệnh đóng vai trò rất quan trọng, nhiều khi chỉ cần hỏi bệnh đã có nhữngyếu tố để định hướng chẩn đoán bệnh. Hỏi bệnh để thu thập những thông tin cầnthiết về bệnh. + Hái bÖnh dùa trªn nguyªn t¾c: - Chọn lọc thông tin liên quan đến bệnh . - Biết cách gợi ý hỏi, khai thác những vấn đề liên quan đến cả quá trình diễnbiến bệnh lý. - Biết cách kiểm chứng những thông tin bÖnh nh©n đưa ra là đúng hay saisự thật, có hay không có logic. - Biết cách tổng hợp các triệu chứng thành hội chứng, nếu triệu chứng nàokhông đủ để quy về hội chứng thì để nguyên triệu chứng. + Có 3 vấn đề mà khi hỏi bệnh phải khai thác kỹ: - Lý do khiến bệnh nhân đến khám bệnh. - Diễn biến của cả quá trình bệnh lý, phương pháp và kết quả điều trị ở nhàvà các tuyến y tế (nếu có). - Tiền sử của người bệnh. 1.1. Khai thác lý do đến khám bệnh: Đây là lý do khó chịu nhất mà bệnh nhân phải đi khám bệnh. Người bệnh đikhám có thể vì một hay nhiều lý do. Nếu do nhiều lý do thì nên ghi đầy đủ các lýdo nếu được và ghi lý do chính và lý do phụ. 1.1.1. Triệu chứng đau: + Triệu chứng đau là triệu chứng phổ biến nhất trong bệnh tiết niệu, thườnglà nguyên nhân chính khiến người bệnh phải đi khám bệnh. + Triệu chứng đau có: cơn đau dữ dội hay đau âm ỉ vùng thận, vùng hạ vị,vùng bìu, dương vật... + Cần chú ý khai thác: - Vị trí đau trên hệ tiết niệu sinh dục thường phản ánh vị trí tổn thương, ví dụ:đau vùng thận trong các bệnh thận. Nhưng nhiều trường hợp vị trí đau không 87phản ánh đúng vị trí tổn thương: sỏi niệu quản đau ở vùng thận; viêm tinh hoànđau ở hố chậu; sỏi bàng quang đau dọc dương vật... - Mức độ đau nhiều khi không phản ánh mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, vídụ: có sỏi nhỏ niệu quản hay gây cơn đau quặn thận, nhưng có khi viên sỏi sanhô lại chỉ đau âm ỉ vùng thận. Viêm bể thận – thận cấp có cơn đau quặn thậntrong khi đó thận ứ mủ chỉ đau âm ỉ. - Ngoài ra còn chú ý: chiều lan xuyên, các triệu chứng liên quan... 1.1.2. Hội chứng rối loạn tiểu tiện: + Một người bình thường đi tiểu 4 - 6 lần trong ngày và 0 - 1 lần trong đêm,khi đái không đau, không phải rặn, đái xong bệnh nhân có cảm giác thoải mái. + Các triệu chứng rối loạn khi đi tiểu và làm bệnh nhân khó chịu như: đáităng lần (đái rắt), đái buốt, đái khó, bí đái, đái rỉ, đái không tự chủ, đái ngắtngừng. 1.1.3. Hội chứng thay đổi trong thành phần nước tiểu: + Bình thường nước tiểu trong hay có màu vàng, có mùi khai. + Những thay đổi trong thành phần nước tiểu cũng là nguyên nhân khiếnbệnh nhân tới khám bệnh như: đái ra máu, đái đục, đái ra hơi, đái ra phân. 1.1.4. Thay đổi số lượng nước tiểu: + Thiểu niệu: lượng nước tiểu trong 24 giờ < 500ml. + Vô niệu: lượng nước tiểu trong 24 giờ < 200ml. + Đa niệu: lượng nước tiểu trong 24 giờ > 2500ml. 1.1.5. Các lý do khác: Ngoài các triệu chứng ở trên, bệnh nhân còn có thể có một số triệu chứngkèm theo như: + Sốt cao, rét run: khi có nhiễm khuẩn huyết. + Phù toàn thân. + Cao huyết áp. + Tự sờ thấy khối u trong ổ bụng hay ở bìu, dương vật và vùng bẹn. + Rối loạn cương dương... 1.2. Diễn biến của bệnh (bệnh sử): + Khi hỏi chú ý hỏi xoay quanh các triệu chứng và các diễn biến của nó:88 - Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên, tính chất như thế nào, tiến triển rasao. Nếu trường hợp có nhiều triệu chứng, cần hỏi rõ sự liên quan về thời gian,tính chất giữa các triệu chứng đó: cái nào có trước, cái nào có sau. - Diễn biến bệnh tăng, giảm theo: thời gian, chế độ ăn uống, chế độ lao động,vận động, quá trình điều trị... Khi hỏi diễn biến bệnh chú ý không được áp đặt,biết chọn lọc thông tin, biết gợi ý hỏi để bệnh nhân trả lời. - Hỏi các triệu chứng kèm theo các triệu chứng đã nói trên (các triệu chứngtrên kèm theo các triệu chứng nào, ví dụ đái rắt kèm đái buốt), nêu cả triệu chứngdương tính và âm tính. - Hỏi các triệu chứng cần tỷ mỉ để chẩn đoán, ví dụ: đái ra máu đầu bãi, toànbãi hay cuối bãi. + Xử trí của bệnh nhân hoặc tuyến trước đã dùng thuốc gì? trong bao lâu,diễn biến bệnh có thay đổi không, kết quả sau điều trị như thế nào. + Tình trạng hiện tại của người bệnh; triệu chứng nào còn nổi trội? 1.3. Tiền sử: + Tiền sử bản thân: - Khai thác các bệnh cũ có liên quan tới bệnh lý hiện tại như trước đã đượcchẩn ...