Thông tin tài liệu:
Giáo trình Trồng cây Thông thuộc MĐ03 nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm sẽ giới thiệu chung về cây Thông; sản xuất cây con Thông; trồng rừng Thông; chăm sóc và bảo vệ rừng Thông; khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trồng cây Thông - MĐ03: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, TrômBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY THÔNG MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG CÂY LẤY NHỰA SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03 2 LỜI GIỚI THIỆU Nước ta có nhiều khả năng để phát triển cây thông và chế biến các sảnphẩm của nó, để phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp. Gần 50 năm quachúng ta đã tiến hành trồng Thông trên quy mô lớn hàng chục vạn ha và chủyếu nhằm phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Gần đây, Thông lấy nhựa đang làcây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo vệ môi trường, đặc biệt đốivới các tỉnh vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, do phát triển trêndiện tích lớn nên tỷ lệ thành rừng còn chưa cao, chất lượng rừng không đồngđều và không ổn định, đồng thời chưa có quy trình kỹ thuật khai thác nhựathống nhất dẫn đến hiệu quả kinh tế của trồng Thông lấy nhựa còn chưa pháthuy được thế mạnh. Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Thông lấy nhựa, chúng tôi biênsoạn giáo trình mô đun: Trồng cây Thông. Giáo trình được bố trí giảng dạytrong thời gian 136 giờ và gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông Bài 2: Sản xuất cây con Thông Bài 3: Trồng rừng Thông Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Thông Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Thông Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sử chỉđạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn; Tổng cục Dạy nghề - Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác,giúp đỡ của các nhà khoa học, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông tỉnh PhúThọ, các hộ gia đình sản xuất giỏi gắn bó với nghề trồng Thông và thầy cô giáođã tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựngchương trình và biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, dù đã có nhiều cốgắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhậnđược ý kiến góp ý từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động vàngười lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng Thông để chương trình, giáo trìnhđược hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học nghề. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Th.S Nguyễn Tiến Ly (chủ biên) 2. Th.S Đinh Tiến Thái 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANGLỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 2Giới thiệu mô đun ................................................................................................ 9Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông ............................................................... 10 A. Nội dung ................................................................................................... 10 1. Đặc điểm sinh học và công dụng của cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa) .......................................................................................................... 10 1.1. Đặc điểm cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa – Pinus massoniana) 10 1.1.1. Hình thái .......................................................................................... 10 1.1.2. Sinh thái ........................................................................................... 13 1.2. Công dụng........................................................................................... 14 1.3. Điều kiện gây trồng ............................................................................ 14 1.3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình.............................................................. 14 1.3.2. Điều kiện đất đai thực bì.................................................................. 15 2. Đặc điểm công dụng của cây Thông nhựa (Thông hai lá - Pinus merkusii Jungh) ......................................................................................... 15 2.1. Đặc điểm sinh học .............................................................................. 15 2.1.1. Hình thái .......................................................................................... 15 2.1.2. Sinh thái .................................................................................. ...