Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 1
Số trang: 93
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.60 MB
Lượt xem: 40
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 1" cung cấp tới người học nội dung kiến thức về: Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe; Nguyên tắc truyền thông giáo dục sức khỏe; Hành vi sức khỏe và qúa trình thay đổi hành vi sức khỏe;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 1 KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm, mục đích của Truyền thông - giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. 2. Phân tích được vị trí vai trò của Truyền thông - giảo dục sức khỏe trong cồng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. 3. Trình bày được hệ thống tổ chức Truyền thông - giáo dục sức khỏe trong ngành Y tế Việt Nam. NỘI DUNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1. Thông tin Thông tin là quá trình chuyển đi các tin tức, sự kiện từ một nguồn phát tin tới đối tượng nhận tin. Cung cấp thông tin cho các đối tượng là một phần quan trọng của truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT-GDSK), nhưng TT-GDSK không chỉ là quá trình cung cấp các tin tức một chiều từ nguồn phát tin đến nơi nhận tin mà là quá trình tác động qua lại và có sự tương tác giữa người TT-GDSK và đối tượng được TT-GDSK. Việc cung cấp các thông tin cơ bản, cần thiết về bệnh tật, sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng, nhất là các vấn đề sức khỏe, bệnh tật mới là bước quan trọng để cung cấp kiến thức, làm cho cá nhân và cộng đồng có nhận thức đúng đắn về các vấn đề sức khỏe, bệnh tật, nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức khỏe. Các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, internet và các ấn phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin về sức khỏe, bệnh tật nói chung. 1.2. Tuyên truyền Là hoạt động cung cấp thông tin, thông điệp về một chủ đề sức khỏe, bệnh tật nào đó, nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần, bằng nhiều hình thức, như quảng cáo trên các phương tiện báo, đài, ti vi, pano, áp phích, tờ rơi... Với hình thức tuyên truyền, thông tin được chuyển đi chủ yếu là theo một chiều. Tuyên truyền qua quảng cáo có thể đưa lại kết quả tốt, nhưng những thông điệp tuyên truyền liên quan đến sức khỏe phải được kiểm duyệt chặt chẽ để đảm bảo những thông điệp đó là đủng khoa học và có lợi cho sức khỏe, tránh những quảng cáo chỉ mang tính thương mại thuần túy, thiểu cơ sở khoa học đã được chứng minh và có thể có hại cho sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. 1 1.3. Giáo dục Giáo dục là cơ sở của tất cả các quá trình học tập. Là quá trình làm cho học tập được diễn ra thuận lợi, như vậy giáo dục gắn liền với học tập. Tuy nhiên rất khóđể phân biệt rõ ràng giữa giáo dục và học tập. Cả giáo dục và học tập ở mỗi người đều diễn ra qua các hoạt động giảng dạy của giáo viên, của những người hướng dẫn, nhưng cũng có thế diễn ra bằng chính các hoạt động của bản thân mỗi cá nhân với các động cơ riêng của họ. Theo từ điển tiếng Việt (tác giả Bùi Ý), giáo dục là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo dục về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe có thể được coi là một lĩnh vực giáo dục đặc thù mà bất kỳ người nào cũng cần được giáo dục, vì ai cũng rất cần có sức khỏe tốt để học tập, lao động và đảm bảo chất lượng cuộc sống khỏe mạnh về mọi mặt. 1.4. Truyền thông - giáo dục sức khỏe Truyền thông - giáo dục sức khỏe là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và công tác y tế dự phòng nói riêng, góp phần giúp mọi người đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất, thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe chủ động của chính mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Sức khỏe được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sổng lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Trên thực tế các cá nhân, gia đình và cộng đồng đưa ra hầu hết các quyết định chăm sóc sức khỏe của họ chứ không phải cán bộ y tế. Để có được quyết định đúng đắn về chăm sóc sức khỏe mỗi người cần có hiểu biết nhất định về sức khỏe và bệnh tật. Tổ chức cung cấp các dịch vụ y tế không thể đạt kết quả tốt nếu tách rời hoạt động TT-GDSK. Vai trò của TT-GDSK đã được Tổ chức Y tế thế giới rất coi trọng và được đặc biệt nhấnmạnh tại hội nghị Alma Ata năm 1978 về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đẩy mạnh công tác TT-GDSK là biện pháp quan trọng giúp mọi người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, từ đó có cách nhìn nhận vấn đề sức khỏe đúng đắn và hành động thích hợp vì sức khoẻ của chính mình và của những người khác. Ở nước ta từ trước đến nay, hoạt động TT-GDSK đã được thực hiện dưới các tên gọi khác nhau như: tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giáo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 1 KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm, mục đích của Truyền thông - giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. 2. Phân tích được vị trí vai trò của Truyền thông - giảo dục sức khỏe trong cồng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. 3. Trình bày được hệ thống tổ chức Truyền thông - giáo dục sức khỏe trong ngành Y tế Việt Nam. NỘI DUNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1. Thông tin Thông tin là quá trình chuyển đi các tin tức, sự kiện từ một nguồn phát tin tới đối tượng nhận tin. Cung cấp thông tin cho các đối tượng là một phần quan trọng của truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT-GDSK), nhưng TT-GDSK không chỉ là quá trình cung cấp các tin tức một chiều từ nguồn phát tin đến nơi nhận tin mà là quá trình tác động qua lại và có sự tương tác giữa người TT-GDSK và đối tượng được TT-GDSK. Việc cung cấp các thông tin cơ bản, cần thiết về bệnh tật, sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng, nhất là các vấn đề sức khỏe, bệnh tật mới là bước quan trọng để cung cấp kiến thức, làm cho cá nhân và cộng đồng có nhận thức đúng đắn về các vấn đề sức khỏe, bệnh tật, nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức khỏe. Các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, internet và các ấn phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin về sức khỏe, bệnh tật nói chung. 1.2. Tuyên truyền Là hoạt động cung cấp thông tin, thông điệp về một chủ đề sức khỏe, bệnh tật nào đó, nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần, bằng nhiều hình thức, như quảng cáo trên các phương tiện báo, đài, ti vi, pano, áp phích, tờ rơi... Với hình thức tuyên truyền, thông tin được chuyển đi chủ yếu là theo một chiều. Tuyên truyền qua quảng cáo có thể đưa lại kết quả tốt, nhưng những thông điệp tuyên truyền liên quan đến sức khỏe phải được kiểm duyệt chặt chẽ để đảm bảo những thông điệp đó là đủng khoa học và có lợi cho sức khỏe, tránh những quảng cáo chỉ mang tính thương mại thuần túy, thiểu cơ sở khoa học đã được chứng minh và có thể có hại cho sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. 1 1.3. Giáo dục Giáo dục là cơ sở của tất cả các quá trình học tập. Là quá trình làm cho học tập được diễn ra thuận lợi, như vậy giáo dục gắn liền với học tập. Tuy nhiên rất khóđể phân biệt rõ ràng giữa giáo dục và học tập. Cả giáo dục và học tập ở mỗi người đều diễn ra qua các hoạt động giảng dạy của giáo viên, của những người hướng dẫn, nhưng cũng có thế diễn ra bằng chính các hoạt động của bản thân mỗi cá nhân với các động cơ riêng của họ. Theo từ điển tiếng Việt (tác giả Bùi Ý), giáo dục là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo dục về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe có thể được coi là một lĩnh vực giáo dục đặc thù mà bất kỳ người nào cũng cần được giáo dục, vì ai cũng rất cần có sức khỏe tốt để học tập, lao động và đảm bảo chất lượng cuộc sống khỏe mạnh về mọi mặt. 1.4. Truyền thông - giáo dục sức khỏe Truyền thông - giáo dục sức khỏe là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và công tác y tế dự phòng nói riêng, góp phần giúp mọi người đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất, thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe chủ động của chính mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Sức khỏe được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sổng lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Trên thực tế các cá nhân, gia đình và cộng đồng đưa ra hầu hết các quyết định chăm sóc sức khỏe của họ chứ không phải cán bộ y tế. Để có được quyết định đúng đắn về chăm sóc sức khỏe mỗi người cần có hiểu biết nhất định về sức khỏe và bệnh tật. Tổ chức cung cấp các dịch vụ y tế không thể đạt kết quả tốt nếu tách rời hoạt động TT-GDSK. Vai trò của TT-GDSK đã được Tổ chức Y tế thế giới rất coi trọng và được đặc biệt nhấnmạnh tại hội nghị Alma Ata năm 1978 về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đẩy mạnh công tác TT-GDSK là biện pháp quan trọng giúp mọi người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, từ đó có cách nhìn nhận vấn đề sức khỏe đúng đắn và hành động thích hợp vì sức khoẻ của chính mình và của những người khác. Ở nước ta từ trước đến nay, hoạt động TT-GDSK đã được thực hiện dưới các tên gọi khác nhau như: tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giáo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe Truyền thông giáo dục sức khỏe Biện pháp nâng cao sức khỏe Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Giáo dục sức khỏeGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 196 0 0 -
5 trang 121 1 0
-
Kiến thức về tự khám vú của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023
7 trang 41 0 0 -
Giáo trình Giáo dục sức khỏe: Phần 1
54 trang 41 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng (tái bản lần thứ ba): Phần 2
151 trang 41 0 0 -
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 5 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
21 trang 40 0 0 -
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe - Trường trung cấp Tây Sài Gòn
98 trang 37 0 0 -
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 4 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
46 trang 37 0 0 -
10 trang 36 0 0
-
Thực trạng hoạt động của cộng tác viên dân số tại thành phố Hòa Bình năm 2021
5 trang 36 0 0