Danh mục

Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 2

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.58 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung của phần 1, phần 2 cuốn "Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe" tiếp tục cung cấp tới người học nội dung kiến thức trọng tâm về: Lập kế hoạch và quản lý hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe; Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe; Năm nguyên tắc và ba thành tố của truyền thông nguy cơ bùng phát vụ dịch bệnh;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 2 khỏe. 7. Liệt kê các đối tác có thể tham gia vào hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng. 8. Nêu cách phân loại phương tiện TT-GDSK. 9. So sánh các đặc điểm của thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp. LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤCSỨC KHỎE MỤC TIÊU 1. Trình bày được các điểm cần chú ỷ khi lập kế hoạch Truyền Ihông - giáo dục sức khỏe. 2. Phân tích được nội dung các birớc lập kế hoạch Truyền thông - giáo dục sức khỏe. 3. Trình bày được các nội dung quản lý dặc trưng trong Truyền thông - giáo dục sức khỏe. NỘI DUNG 1. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI LẬP KÉ HOẠCH TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE 1.1. Xác định rõ vấn đề cần phải Truyền thông - giáo dục sức khỏe Lập kế hoạch TT-GDSK là hoạt động không thể thiếu nhằm tiết kiệm nguồn lực, tập trung giải quyết các nhu cầu TT-GDSK ưu tiên của cá nhân và cộng đồng, do vậy việc khảo sát, điều tra nghiên cứu trước để có được những thông tin chính xác, khoa học, làm bằng chứng cho việc xác định đúng đắn các vấn đề cần TT-GDSK ưu tiên là cần thiết. Thông thường các vấn đề ưu tiên cần TT-GDSK cũng là các vấn đề sức khỏe phổ biến, thường gặp, có thể ảnh hưởng đến cộng đồng và có nhu cầu cần phải giải quyết. 1.2. Dự kiến tất cả các nguồn lực có thể sử dụng trong truyền thông - giảo dục sức khỏe Các nguồn lực cần thiết như nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian cần được chuẩn bị và dự kiến sử dụng cho kế hoạch TT-GDSK. Bao gồm các nguồn lực đã có và các nguồn lực có thể khai thác được từ bên trong và bên ngoài cộng đồng để sử dụng cho hoạt động TT-GDSK. 1.3. Sắp xếp thời gian họp lý Sắp xếp thời gian thuận lợi cho đối tượng cần được TT-GDSK, để họ có thể tham gia một cách tích cực, đầy đủ nhất vào chương trình TT-GDSK. Chú ý đến cả thời gian của người thực hiện và đối tượng cần được TT-GDSK. 1.4. Lồng ghép Kế hoạch TT-GDSK cần được lồng ghép với các kế hoạch, chương trình y tế, văn hóa, xã hội, hoạt động của cộng đồng đang triển khai tại địa phương, đặc biệt là với các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu khác. 1.5. Đua các nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu vào hoạt động Truyền thông - giáo dục sức khỏe Truyền thông - giáo dục sức khỏe là một nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu vì thế cần thực hiện các nguyên lý chung của chăm sóc sức khỏe ban đầu đó là: - Tỉnh công bằng:quan tâm và ưu tiên những đối tượng có kiến thức, thái độ, thực hành về các vấn đề sức khỏe còn hạn chế và có nguy cơ cao về bệnh tật, sức khỏe cần được TT- GDSK. - Nâng cao sức khỏe, dự phòng, phục hồi sức khỏe:chú trọng TT-GDSK vào các biện pháp dự phòng và nâng cao sức khỏe cũng như tập luyện để phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh và tai nạn chấn thương. - Sự tham gia của cộng đồng:thu hút sự tham gia rộng rãi của các đối tượng trong cộng đồng vào các hoạt động TT-GDSK, tạo nên các phong trào quần chúng thi đua chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phòng chống bệnh tật. - Kỹ thuật học thích hợp:sử dụng các phương pháp, phương tiện TT-GDSK phù hợp với điều kiện thực tế và vấn đề cũng như các đối tượng đích. - Lồng ghép và phối hợp liên ngành:nhằm xã hội hóa công tác TT-GDSK, tạo nên sức mạnh tổng họp, huy động được mọi lực lượng thích hợp trong cộng đồng tham gia vào công tác TT-GDSK và nâng cao sức khỏe. 2. CÁC BƯỚC LẬP KÉ HOẠCH TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤCSỨC KHỎE Lập kế hoạch TT-GDSK gồm các bước cơ bản theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 6.1. Các bước lập kế hoạch TT-GDSK 2.1. Xác định các vấn đề cần Truyền thông - giáo dục sức khỏe Cần phải có những thông tin về các vấn đề sức khỏe quan trọng của địa phương do cán bộ y tế, các cá nhân, các nhóm người hay cộng đồng cung cấp. Thông tin cần phải đầy đủ, toàn diện, đảm bảo độ chính xác tin cậy và phải cập nhật, cần chú ý cả các thông tin về số lượng và thông tin về chất lượng, có như vậy mới đảm bảo lập kế hoạch giáo dục sức khỏe một cách sát hợp được. Thu thập thông tin là khâu đầu tiên của lập kế hoạch y tế nói chung và lập kế hoạch TT-GDSK nói riêng người lập kế hoạch cần phải xác định rõ tầm quan trọng của khâu này để có các giải pháp thu thập thông tin đảm bảo các yêu cầu trên. Thông tin có thể được thu thập qua nghiên cứu các tài liệu và báo cáo được lưu giữ. Tổ chức phỏng vấn các đối tượng liên quan là nguồn thông tin tốt cho xác định vấn đề. Có thể tổ chức các cuộc thảo luận nhóm hay phỏng vấn sâu những người có hiểu biết về vấn đề quan tâm. Bằng cách trực tiếp đến thực tế và quan sát cũng là những phương pháp tốt để có được thông tin đầy đủ cho xác định vấn đề TT-GDSK. Từ những thông tin thu được cần phân tích theo cách khía cạnh sau: - Số lượng và tỷ lệ những người có vấn đề sức khỏe. - Những loại hành vi dẫn đến vấn đề sức khỏe, bệnh tật đang tồn tại. - Lý do vì sao các hành vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: