Danh mục

Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài

Số trang: 175      Loại file: pdf      Dung lượng: 955.63 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (175 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Văn hoá doanh nhân; văn hoá trong các hoạt động kinh doanh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài CHƯƠNG 4: VĂN HÓA DOANH NHÂN Mục tiêu chính: Sau khi học xong chương 4 sinh viên sẽ nắm được những nội dung chính như sau: - Nắm được những kiến thức chung về doanh nhân và văn hóa doanh nhân; - Hiểu được những yếu tố tác động tới văn hóa doanh nhân và các bộ phận cấu thành của văn hóa doanh nhân; - Phân tích và hiểu rõ được mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp. Vai trò của văn hóa doanh nhân đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp; - Nắm được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân. 1. Doanh nhân và văn hóa doanh nhân 1.1. Một số khái niệm liên quan đến Doanh nhân a. Thương nhân Thương nhân là từ Hán Việt bao gồm: thương là thương nghiệp, trao đổi và mua bán hàng hóa; nhân là người. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, ủy ban khoa học xã hội Việt Nam giải thích: thương nhân là người mua bán hàng hóa. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã ghi nhận sự hình thành và phát triển của quá trình lưu thông hàng hóa khi sản xuất phát triển bắt đầu từ chế độ chiếm hữu nô lệ. Hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa đã dần trở thành một ngành độc lập. Và từ đó có một tầng lớp dân cư mới xuất hiện với vai trò là các nhà chuyên thực hiện công 178 việc trung gian trao đổi, là người mua đi và bán lại hàng hóa khi nền kinh tế xuất hiện tiền tệ. Hoạt động chủ yếu của tầng lớp người này là mua bán hàng hóa và thường tách rời với hoạt động sản xuất. Khi con đường tơ lụa giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Ba Tư phát triển thì nền kinh tế giữa các quốc gia cũng rất phát triển kéo theo hoạt động giao lưu quốc tế về văn hóa cũng rất đa dạng. Từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, thương nhân đã bắt đầu tham gia vào hoạt động sản xuất. Cho đến nay, xét trên khía cạnh pháp lý “Cá nhân từ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân”. Điều 17 Luật Thương mại b. Thương gia Thương gia là thương nhân ở quy mô và tầm vóc lớn hơn. Thương nhân chủ yếu đề cập đến cá nhân của người làm kinh doanh mua bán, nhưng thương gia lại có nghĩa thể hiện quá trình lịch sử của người đó, kinh doanh mang tính gia đình và thường là những thương nhân lớn. c. Nhà quản lý Khi có sự hợp tác của một số đông người thì nhu cầu quản lý là tất yếu để họ có thể hoạt động chung. Quản lý là việc điều hành, chỉ đạo, chịu trách nhiệm với một doanh nghiệp hay một tổ chức. Nói cách khác, đứng trên quan điểm hệ thống thì quản lý có nghĩa là tác động vào một hệ thống hay quá trình điều khiển, chỉ đạo sự vận động của nó theo những quy luật nhất định nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống mà người quản lý đã vạch ra từ trước. Như vậy, nhà quản lý là người thực hiện chức năng quản lý, mà trong kinh doanh là nhà quản trị doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm điều hành công việc của doanh nghiệp một cách có mục tiêu, tổ chức và phương pháp. 179 d. Giám đốc doanh nghiệp Sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần I và lần II thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp. Theo đó vai trò của việc tập hợp, tổ chức, sử dụng, phân phối các nguồn lực của nhà quản lý trong một tổ chức sản xuất ngày càng trở nên quan trọng. Trường phái quản lý cổ điển mà đại diện là W. Taylor và Henry Ford người Mỹ cho rằng: giám đốc có nghĩa như một ông cai, áp đặt và duy trì kỷ luật lao động trong một hệ thống công việc đã được tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa cao về thao tác. Do vậy giám đốc thường có khuynh hướng quản lý theo hướng “cai trị” và “kỹ trị”. Giám đốc là người chỉ huy, giám sát sự vận hành của các công cụ bởi một sức ép gần như duy nhất là lợi nhuận hơn là mục tiêu kinh doanh rõ ràng. Giám đốc doanh nghiệp là từ dùng không phân bố tính chất sở hữu. Một giám đốc có thể là giám đốc doanh nghiệp tư nhân cho đến giám đốc của những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới cũng không có sự phân biệt thuật ngữ giám đốc. Hầu hết giám đốc doanh nghiệp đều được quan niệm là người hoạch định, quản lý điều hành một doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Theo quan niệm của Nhật Bản thì giám đốc là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và các quyền được giao. Theo quan niệm của Mỹ, giám đốc là người được ủy nhiệm đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và có quyền hành động nhân danh công ty trong mọi trường hợp. Tóm lại, giám đốc doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc là người được chủ sở hữu doanh nghiệp uỷ quyền, là người hoạch định quản lý điều hành một doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình cho dù doanh nghiệp này thuộc loại hình sở hữu như thế nào. 180 e. Chủ doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp là một khái niệm khá mớ ...

Tài liệu được xem nhiều: