Danh mục

Giáo trình Vẽ điện - Nghề: Cơ điện tử - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 754.45 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (79 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Vẽ điện cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm chung về bản vẽ, các kí hiệu quy ước dùng trong bản vẽ điện, vẽ sơ đồ điện, nguyên tắc chuyển đổi các dạng sơ đồ dự trù vật tư và phương án thi công;....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vẽ điện - Nghề: Cơ điện tử - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà NộiTRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chủ biên: Nguyễn Đức Thọ GIÁO TRÌNH VẼ ĐIỆN NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ (Lưu hành nội bộ) Hà Nội năm 2012 1 Tuyên bố bản quyền Giáo trình này sử dụng làm tài liệu giảng dạy nội bộ trongtrường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội không sửdụng và không cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụnggiáo trình này với mục đích kinh doanh. Mọi trích dẫn, sử dụng giáo trình này với mục đích kháchay ở nơi khác đều phải được sự đồng ý bằng văn bản củatrường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong chương trình đào tạo của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề... thựchành nghề giữ một vị trí rất quan trọng: rèn luyện tay nghề cho học sinh. Việc dạy thựchành đòi hỏi nhiều yếu tố: vật tư thiết bị đầy đủ đồng thời cần một giáo trình nội bộ, mangtính khoa học và đáp ứng với yêu cầu thực tế. Nội dung của giáo trình “Vẽ điện-nghề cơ điện tử” đã được xây dựng trên cơ sở kếthừa những nội dung giảng dạy của các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằmđáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước,. Giáo trình nội bộ này do các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm nhiều năm làm côngtác trong ngành đào tạo chuyên nghiệp. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổsung nhiều kiến thức mới và biên soạn theo quan điểm mở, nghĩa là, đề cập những nộidung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào tạo mà nhà trường tựđiều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo caođẳng nghề. Tuy các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến củacác bạn đồng nghiệp và các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành. Xin trân trọng cảm ơn! 3 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢN VẼ Bài 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢN VẼ ĐIỆNI. Qui ước trình bày bản vẽ 1. Vật liệu dụng cụ vẽ a. Giấy vẽ: Trong vẽ điện thường sử dụng các loại giấy vẽ sau đây: - Giấy vẽ tinh: là loại giấy dày, dai, không nhoè khi gặp nước , có 2 mặt khác nhau (nhẵn và nhám) - Giấy Can: là loại giấy bóng mờ khổ dài, dùng để đồ lại các bản vẽ hoặc in các bản vẽ trên máy tính. - Giấy vẽ phác: là loại giấy kẻ sẵn ô vuông để dễ dàng chọn kích thước và tỉ lệ khi vẽ b. Bút chì: Có hai loại: Chì cứng và chì mềm - Chì cứng kí hiệu là bằng chữ H: 1H, 2H, 3H ... đến 9H. Loại này thường dùng để vẽnhững đường có yêu cầu độ sắc nét cao. - Chì mềm kí hiệu là bằng chữ B: 1B, 2B, 3B ... đến 9B. Loại này thường dùng để vẽnhững đường có yêu cầu độ đậm cao. Khi sử dụng lưu ý để tránh bụi chì làm bẩn bản vẽ. - HB: loại có độ cứng trung bình, loại này thường sử dụng do độ cứng vừa phải và tạođược độ đậm cần thiết cho nét vẽ. (chỉ số càng lớn thì độ cứng và độ mềm càng tăng) c. Thước vẽ: Trong vẽ điện, sử dụng các loại thước sau đây: - Thước dẹt: Dài (3050) cm, dùng để kẻ những đoạn thẳng (hình 1.1a). - Thước chữ T: Dùng để xác định các điểm thẳng hàng, hay khoảng cách nhất địnhnào đó theo đường chuẩn có trước (hình 1.1b). - Thước rập tròn: Dùng vẽ nhanh các đường tròn, cung tròn khi không quan tâm lắmvề kích thước của đường tròn, cung tròn đó ( hình 1.1c). - Eke: Dùng để xác định các điểm vuông góc, song song (hình 1.1 a. Thước dẹt 4 b. Thước chữ T c. Thước rập tròn d. E ke Hình 1.1. Các loại thước dùng trong vẽ điện d. Các công cụ khác: Compa, tẩy, khăn lau, băng dính…2. Khổ giấy Tương tự như vẽ kỹ thuật, vẽ điện cũng thường sử dụng các khổ giấy sau: 5 - Khổ A0: có kích thước 840x1188. - Khổ A1: có kích thước 594x840. - Khổ A2: có kích thước 420x594. - Khổ A3: có kích thước 297x420. - Khổ A4: có kích thước 210x297. Từ khổ giấy A0 có thể chia ra các khổ giấy A1, A2... như hình 1.2. A A 841 A A 1188 HÌNH ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: