Danh mục

Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Số trang: 339      Loại file: pdf      Dung lượng: 15.65 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Vẽ kỹ thuật (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các vật thể trong không gian lên bản vẽ, nó là cơ sở của vẽ kỹ thuật; thiết lập các bản vẽ kỹ thuật xây dựng, phần này là phần ứng dụng các nguyên lý của hình học họa hình (hình họa), kết hợp với các tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành về vẽ kỹ thuật để vẽ các bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VẼ KỸ THUẬT NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNGBan hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 30 tháng 9 năm 2021 Của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Hà Nội, năm 2021 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình VẼ XÂY DỰNG được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy và học tậpdành cho hệ Cao đẳng, chuyên ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp. Vẽ Xâydựng là môn học cơ sở nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về đọc và thiết lập cácbản vẽ kỹ thuật Xây dựng. Giáo trình Vẽ Xây dựng do các giảng viên thuộc Bộ môn Kiến trúc cơ sở - KhoaXây dựng - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 – Bộ Xây dựng biên soạn. Giáo trìnhnày được viết theo đề cương môn học Vẽ Xây dựng, là sự kết hợp giữa kiến thứcHình học hoạ hình và Vẽ kỹ thuật, cập nhật mới và tuân thủ theo các quy tắc thốngnhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra, giáotrình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cậptới. Nội dung cuốn giáo trình gồm bốn phần cơ bản sau: Phần 1. Mở đầu Phần 2: Hình học họa hình Phần 3: Vẽ kỹ thuật xây dựng Phần 4: Phụ lục Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đã được sự động viên quan tâm và góp ýcủa các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiềucố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi nhữngthiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp, để lần táibản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Nhóm tác giả Th.S Tạ Bình Th.S Lê Hồng Linh Th.S Hoàng Việt Hà MỞ ĐẦU1. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Vẽ Xây dựng là môn học nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về đọc và lậpcác bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Nhờ những bản vẽ này, người cán bộ kỹ thuật xâydựng có thể thể hiện rõ ý định thiết kế của mình và thực hiện được ý định đó. Đây là môn học cơ sở nhằm phát triển khả năng hình dung không gian và rènluyện tính khoa học, chính xác và kiên nhẫn – là những đức tính cần có của nhữngngười làm công tác kỹ thuật. NỘI DUNG, YÊU CẦU MÔN HỌC 1. Nội dung môn học Môn học vẽ Xây dựng bao gồm hai nội dung chính: Hình học họa hình: Nghiên cứu việc thể hiện các vật thể trong không gian lênbản vẽ, nó là cơ sở của vẽ kỹ thuật. Vẽ kỹ thuật xây dựng: Thiết lập các bản vẽ kỹ thuật xây dựng, phần này là phầnứng dụng các nguyên lý của hình học họa hình (hình họa), kết hợp với các tiêuchuẩn, quy phạm chuyên ngành về vẽ kỹ thuật để vẽ các bản vẽ kỹ thuật xây dựng.2.2. Yêu cầu môn họcKiến thức Sinh viên trình bày được phương pháp biểu diễn các yếu tố hình học cơ bản trongkhông gian trên bản vẽ, giải được một số bài toán đơn giản bằng phương pháp hìnhhọc họa hình. Trình bày được tính chất và công dụng của dụng cụ và vật liệu vẽ kỹ thuật. Trình bày được về các quy định của bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Trình bày được các phương pháp thể hiện bản vẽ kỹ thuật xây dựng.Kỹ năng Vẽ được bản vẽ: Nghĩa là từ vật thật hay ý đồ thiết kế diễn tả thành hình biểu diễn trêngiấy vẽ. Đọc được bản vẽ: Xem và hiểu bản vẽ, hình dung được hình dạng thật của vật thểtrong thực tế. Muốn đạt được hai yêu cầu trên, học sinh cần nắm vững: Các phương pháp biểu diễn hình học hoạ hình. Các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Sử dụng thành thạo các vật liệu và dụng cụ vẽ. PHẦN 1 HÌNH HỌC HỌA HÌNH Hình học họa hình là môn học nghiên cứu những phương pháp biểu diễn các yếutố hình học cơ bản và giải các bài toán trong không gian bằng hình vẽ trên mặt phẳng(gọi là mặt phẳng bản vẽ). Việc giảng dạy hình học họa hình trong các trường đào tạo ngành xây dựng nhằmcung cấp cho người học những kiến thức cơ bản để học vẽ kỹ thuật, đồng thời rènluyện khả năng hình dung vật thể trong không gian.Một số ký hiệu thường dùng trong môn học: Điểm trong không gian: A, B, C ... M, N, P ... Đoạn thẳng trong không gian: AB, CD, MN … Đường thẳng trong không gian: a, b ... m, n... Hình phẳng trong không gian: ABC ... MNP ... Mặt phẳng: , , ..., (P), (Q), (R), … Các mặt phẳng hình chiếu: Mặt phẳng hình chiếu đứng: P1 Mặt phẳng hình chiếu bằng: P2 Mặt phẳng hì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: