Danh mục

GIÁO TRÌNH VỀ MÔN QUAN TRẮC VÀ KHẢO SÁT - PHẦN I PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ GIÁM SÁT (MONITORING) CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.94 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ2.1. MỤC TIÊU GIÁM SÁT Một trong những bước đầu tiên của thiết kế một mạng lưới giám sát chất lượng không khí là phải xác định được mục tiêu tổng thể cho toàn hệ thống mạng trạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH VỀ MÔN QUAN TRẮC VÀ KHẢO SÁT - PHẦN I PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ GIÁM SÁT (MONITORING) CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ2.1. MỤC TIÊU GIÁM SÁTMột trong những bước đầu tiên của thiết kế một mạng lưới giám sát chất lượngkhông khí là phải xác định được mục tiêu tổng thể cho toàn hệ thống mạng trạm.Và như vậy, chính xác là xác định mục tiêu tổng thể cho hệ thống số liệu giám sátmà tự bản thân nó là một trong những chức năng và nhiệm vụ của cả hệ thốnggiám sát. Các mục tiêu của hệ thống giám sát chất lượng không khí này thườngđược đặt ra là: Định lượng và diễn biến chất lượng không khí theo thời gian.(1) Cung cấp số liệu chất lượng không khí để kiểm soát theo luật pháp.(2) Thông báo định kỳ số liệu chất lượng không khí.(3) Xác định hiệu quả kiểm soát đối với chất lượng không khí.(4) Cung cấp số liệu chất lượng không khí cho các lĩnh vực nghiên cứu khoa(5)học. Xác định mối quan hệ giữa phát thải và hệ tiếp nhận.(6) Cung cấp xu thế ô nhiễm của chất lượng không khí.(7) Cung cấp số liệu đầu vào cho mô hình hóa.(8) Cung cấp số liệu để trao đổi thông tin.(9)(10) Phối hợp cùng với các hệ thống giám sát khác.2.2. NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG TRẠM NỀN Ô NHIỄMKHÔNG KHÍNhìn chung các tiêu chí để đặt trạm nền ô nhiễm không khí tại các tổ chức thế giớihay quốc gia như sau:(1) Vị trí trạm không được đặt ở những nơi có sự biến động lớn về qui hoạch về độ dài của thời gian và về mọi hướng của vị trí (ví dụ như phải cách xa nhà máy nhiệt điện khoảng 60 km, khoảng cách có thể ngắn hơn cho các nguồn thải nhỏ hơn khác).(2) Vị trí trạm phải cách xa các trung tâm đô thị, công nghiệp, giao thông vận thải. Đối với nguồn thải nhỏ tại chỗ cần phải cách xa với khoảng cách vài nghìn mét, nhưng vị trí đặt trạm không được đặt tại nơi có gió quá lớn.(3) Vị trí trạm không được đặt ở những nơi có nhạy cảm về thiên tai như núi lửa, cháy rừng, bão cát v.v.(4) Địa hình là một điều kiện để xem xét vị trí đặt trạm (ví dụ không đặt trạm ở những nơi như thung lũng, đỉnh núi v.v nếu như vị trí đó không đại diện cho điều kiện trung bình toàn vùng).(5) Thiết lập đo đạc các thông số khí tượng như một trạm khí tượng đầy đủ nhất cùng với trạm giám sát môi trường.Trong phạm vi hẹp hơn, mạng lưới giám sát chất lượng không khí cho một lãnhthổ, sự phân loại trạm và vị trí đặt trạm phải đảm bảo các đòi hỏi sau đây:(1) Đối với trạm nền vùng đối tượng kiểm soát là chất ô nhiễm từ các khu vực lân cận chuyển tới. Do vậy phải đặt xa các nguồn thải địa ph ương.(2) Đối với trạm nên Quốc gia đối tượng kiểm soát là các chất nhiễm bẩn thường xuyên biên giới lãnh thổ và được mang đến từ dòng không khí trên cao.Như trên đã nói thành phần này thường không lớn do vậy phải loại trừ được cácnhiễm bẩn địa phương xa các khu vực có nguồn thải lớn, ví dụ các ống khóiximăng hay nhiệt điện. Phân định ranh giới của các khu vực trong mạng lưới nềnQuốc gia phải dựa trên các hoàn lưu lớn. Nước ta nằm trong khu vực ảnh hưởngcủa gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Mức độ ảnh hưởng của chúng khônggiống nhau. Phần phía bắc chịu ảnh hưởng mạnh có gió mùa đông bắc còn phầnphía nam là gió mùa tây nam. Như vậy trong lưới nền Quốc gia có hai trạm là hợplý.2.3. CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNGKHÍCác yếu tố khí tượng quan trọng nhất trong giám sát chất l ượng không khí là gió,nhiệt độ, độ ẩm, giáng thủy, bức xạ Mặt trời v.v. Số liệu quan trắc khí t ượng tạitrạm nhất thiết phải được chuyên gia khí tượng xử lý.Các thành phần không khí chuyển động theo hướng gió chính và dao động theokhuyếch tán rối. Hướng gió chủ đạo chi phối trực tiếp đến phân bố thành phần ônhiễm do đó cần một nghiên cứu kỹ lưỡng và thông tin liên quan đến gió, số liệugió phải lấy ít nhất là 5 năm số liệu liên tục của một trạm giám sát khí tượng(thông thường là 10 năm hoặc nhiều hơn). Các xoáy được tạo ra do vật cản nhưnúi đồi, công trình cao v.v làm thay đổi ngẫu nhiên hướng gió và do đó làm thayđổi ngẫu nhiên sự lan truyền chất ô nhiễm.Độ ổn định và không ổn định khí quyển ảnh hưởng đến khả năng lan truyền củavật chất trong khí quyển theo phương nằm ngang và thẳng đứng.Hàm lượng độ ẩm và giáng thủy của khí quyển ảnh hưởng lớn các hiệu quả ănmòn và độ nhìn thấy. Độ ẩm là nguyên nhân quan trọng trong việc tạo mây, nướcmây và giáng thủy.2.4. ĐỘ CAO ĐO ĐẠC CÁC CHẤT Ô NHIỄMXét theo quan điểm khí tượng học, số đo biểu diễn trung bình hóa thời gian là chìakhóa để mô tả các dao động, các biến thiên trung bình của các hiện tượng. Cácthông số chất lượng không khí phụ thuộc vào các yếu tố khí tượng rất nhiều, do đócác yếu tố khí tượng thông thường được tính bằng trung bình hóa thì các thông sốchất lượng không khí cũng vì vậy cũng phải được đo liên tục và dài hạn mới biểuthị được xu thế theo khôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: