Danh mục

Giáo trình Vi sinh vật (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 946.42 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Vi sinh vật giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về Định nghĩa đại cương về vi sinh vật; Hình thái, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn; Hình thái, kích thước và cấu tạo của nấm; Hình thái, kích thước và cấu tạo của vi rút.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vi sinh vật (Nghề: Thú y) - Trường CĐ Cộng động Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: VI SINH VẬT NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ – CĐLC ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai) Lào Cai, năm 20 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Vi sinh vật là môn học cơ sở quan trọng trong ngành chăn nuôi, thú y được học trước môn Phòng trị bệnh truyền nhiễm thú y. Giáo trình vi sinh vật thú y dùng cho học sinh, sinh viên hệ cao đẳng ngành chăn nuôi thú y nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về dịch bệnh, hiểu được quy luật phát sinh, phát triển của dịch bệnh và cách phòng chống dịch bệnh. Giáo trình giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về hình thái, kích thước và đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm là cơ sở cho môn học chuyên ngành Phòng trị bệnh truyền nhiễm Thú y. Chúng tôi biên soạn giáo trình này dựa trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu của các tác giả trong nước. Trong quá trình biên soạn dù đã cố gắng để tổng hợp và cập nhật nhiều vấn đề, nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, học sinh và bạn đọc cho lần tái bản sau được hoàn thiện. TÁC GIẢ 3 MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC 5 1. Định nghĩa đại cương về vi sinh vật 5 1.1. Vi sinh vật: 5 1.2. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu: 5 1.3. Phân loại vi sinh vật học 6 2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của vi sinh vật học 7 3. Lịch sử phát triển của vi sinh vật học 7 Chương 2: HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO CỦA VI KHUẨN 9 1. Hình thái, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn. 9 1.1. Hình thái, kích thước 9 1.2. Cấu tạo của vi khuẩn 9 2. Một số loài vi khuẩn gây bệnh ở vật nuôi 14 2.1. Cầu khuẩn 14 2.2. Trực khuẩn 17 2.3. Cầu trực khuẩn 30 2.4. Xoắn khuẩn (Leptospira) 33 Chương 3: HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO CỦA NẤM 36 1. Hình thái, kích thước và cấu tạo của nấm 36 1.1. Hình thái, kích thước 36 1.2. Cấu tạo của nấm 36 2. Một số loài nấm gây bệnh ở vật nuôi 38 2.1. Nấm Aspergillus fumigatus 38 2.2. Giống Candida 39 Chương 4: HÌNH THÁI, KÍCH THƯỚC VÀ CẤU TẠO CỦA VI RÚT 41 1. Hình thái, kích thước và cấu tạo của vi rút 41 1.1. Hình thái, kích thước 41 1.2. Cấu tạo của vi rút 41 2. Một số loài vi rút gây bệnh ở vật nuôi 42 2.1. Nhóm virut gây bệnh tích ở tất cả các niêm mạc 42 2.2. Nhóm virut gây bệnh tích ở da 48 2.3. Nhóm virut tác động ở hệ thần kinh 52 2.4. Nhóm virut hình thành khối u 54 2.5. Nhóm virut gây suy giảm miễn dịch 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 4 Chương 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Định nghĩa đại cương về vi sinh vật 1.1. Vi sinh vật: * Khái niệm: Vi sinh vật là sinh vật đơn bào, chỉ nhìn được bằng kính hiển vi (quang học hoặc điện tử). Cụ thể đơn vị để đo kích thước của chúng chỉ tính bằng  (nanomet),  (micromet): 10A0 = 1 = 10-3 = 10-6mm = 10-9m * Một số đặc điểm của vi sinh vật Kích thước nhỏ bé: Vi khuẩn đo bằng micromet (μ). Các cầu khuẩn có đường kính trung bình 1μ và trực khuẩn 1μ x 5μ. Các virut bé hơn nhiều và đo bằng nanomet (η). Do kích thước nhỏ bé nên diện tích bề mặt của một lượng nhất định rất lớn, ví dụ một lượng cầu khuẩn có thể tích 1cm3 sẽ có diện tích bề mặt 6m2. Chuyển hóa nhanh và hấp thu nhiều: Vi khuẩn Lactobacilli trong 1 giờ có thể chuyển hóa một lượng đường lactose bằng 1000 lần khối lượng của chính nó. Đặc điểm này được ứng dụng trong vi sinh vật công nghiệp và xử lí chất thải. Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh: Các vi khuẩn thường phân chia 20-30 phút một lần. Từ 1 vi khuẩn ban đầu, nuôi cấy ở nhiệt độ và môi trường thích hợp, sau 24h có thể thu được 272 (4 722 366 482 869 645 213 696) vi khuẩn. Đặc điểm này được ứng dụng để sản xuất các sinh khối và các chất do vi khuẩn tạo ra như sản xuất vacxin, kháng sinh. Thích ứng mạnh: Các vi sinh vật có khả năng thích ứng rất nhanh với môi trường. Enzim thích ứng của vi khuẩn chiếm 10% lượng protein của tế bào vi khuẩn, do vậy khả năng thích ứng của chúng thường rất lớn. Chúng có thể tồn tại và phát triển được trong những khoảng cách nhiệt độ, áp lực của môi trường rất lớn. Dễ dàng biến dị: Do bộ gen của vi sinh vật rất ít nên chúng dễ biến dị. Đây là một đặc điểm nguy hiểm vì nhiều vi sinh vật (đặ ...

Tài liệu được xem nhiều: