Giáo trình Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm: Phần 2 - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
Số trang: 102
Loại file: pdf
Dung lượng: 14.98 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Đại cương về bệnh truyền nhiễm; Bệnh chung cho nhiều loài gia súc và người; Bệnh ở loài nhai lại; Bệnh ở lợn; Bệnh ở gia cầm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm: Phần 2 - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc PHẦN II: BỆNH TRUYỀN NHIỄM Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Giới thiệu: Chương 4 giới thiệu kiến thức cơ bản về nguồn bệnh, các yếu tố truyền lây, phương pháp phòng và chống dịch bệnh, là tiền đề để học và nghiên cứu các chương tiếp theo. Mục tiêu: - Mô tả được nguồn bệnh và phương thức truyền lây trong bệnh truyền nhiễm.. - Xác định được những điều kiện để phát sinh dịch bệnh - Trình bày được các giai đoạn tiến triển của dịch bệnh - Xác định được biện pháp phòng, chống dịch - Thực hiện được việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho gia súc, gia cầm. Nội dung chính: 4.1. Nguồn bệnh 4.1.1. Khái niệm về nguồn bệnh 4.1.2. Phân loại nguồn bệnh 4.2. Cơ chế và phương thức truyền lây 4.2.1. Cơ chế truyền lây 4.2.2. Phương thức truyền lây 4.3. Quá trình sinh dịch 4.3.1. Khái niệm 4.3.2. Điều kiện sinh dịch 4.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch 4.4. Các giai đoạn tiến triển của dịch 4.5. Biện pháp phòng dịch 4.5.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh 4.5.2. Biện pháp đối với yếu tố trung gian truyền bệnh bệnh 4.5.3. Biện pháp đối với gia súc cảm thụ 4.6. Biện pháp chống dịch 4.6.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh 4.6.2. Biện pháp đối với yếu tố trung gian truyền bệnh bệnh 4.6.3. Biện pháp đối với gia súc thụ cảm 4.1. Nguồn bệnh 4.1.1. Khái niệm về nguồn bệnh Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch. Nguồn bệnh là nơi mầm bệnh có thể cư trú thuận lợi, sinh sôi nảy nở và từ đó trong những điều kiện nhất định sẽ xâm nhập vào động vật cảm thụ bằng cách này hay cách khác để gây bệnh. 34 Từ khái niệm trên thấy rằng: không phải bất cứ nhân tố ngoại cảnh nào cũng có thể được coi là nguồn bệnh. Bởi vì, ở đó có thể chứa mầm bệnh, thậm chí mầm bệnh tồn tại khá lâu nhưng không có điều kiện để chúng sinh sôi này nở, tồn tại thuận lợi và lâu dài được. VD: Nha bào nhiệt thán tồn tại trong đất đến 35 năm nhưng chúng không thể sinh sản được. Vì thế đất không được coi là nguồn bệnh đối với bệnh nhiệt thán. Như vậy, nguồn bệnh phải là những sinh vật hoặc đang mắc bệnh hoặc đang mang mầm bệnh. Chỉ có cơ thể sinh vật là điều kiện tự nhiên duy nhất cho mầm bệnh sinh sống, phát triển thuận lợi và lâu dài. 4.1.2. Phân loại nguồn bệnh - Động vật đang mắc bệnh: đó là động vật và người đang mắc bệnh ở các thể khác nhau, đặc biệt con ốm ở thời kỳ nung bệnh là nguy hiểm nhất vì chúng đã mang và bài xuất mầm bệnh ra ngoài một thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng. Những động vật mắc bệnh nhẹ cũng rất nguy hiểm vì chúng thường khó phát hiện, dễ bị bỏ qua, chúng có cơ hội tiếp xúc với động vật khỏe và dễ làm lây lan bệnh. Trong tự nhiên, dã thú và loài gặm nhấm chính là nguồn bệnh nguy hiểm với người và gia súc vì chúng là những ổ chứa mầm bệnh của rất nhiều bệnh truyền nhiễm. - Động vật mang trùng: bao gồm động vật nuôi, người, côn trùng và dã thú Hiện tượng mang trùng có thể bao gồm các loại vật nuôi sau khi mắc bệnh khỏi (có thể có miễn dịch hoặc không) nhưng có mang trùng gọi là động vật lành bệnh mang trùng. + Các động vật mới lành bệnh nhưng còn mang và bài xuất mầm bệnh trong một thời gian hoặc những động vật chưa hề mắc bệnh nhưng mang mầm bệnh gọi là động vật khỏe mang trùng. + Các côn trùng được coi là nguồn bệnh khi chúng có khả năng truyền bệnh từ đời này sang đời khác. Động vật mang trùng là nguồn bệnh cức kỳ nguy hiểm, chúng thường làm lây lan bệnh hơn cả động vật ốm. Ở một số bệnh truyền nhiễm, động vật mang trùng có tác dụng quyết định làm cho dịch phát sinh. 4.2. Cơ chế và phương thức truyền lây 4.2.1. Cơ chế truyền lây Mầm bệnh lây từ cơ thể ốm sang cơ thể khỏe do những quy luật nhất định chi phối, đó là cơ chế truyền bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, mỗi loại mầm bệnh có một nơi khu trú đầu tiên- đó là nơi mà mầm bệnh đầu tiên gặp những điều kiện thuận lợi nhất để sinh sản rồi từ đó lan tới các cơ quan tổ chức khác. Nơi cư trú đầu tiên cũng là nơi đảm bảo cho mầm bệnh được bài xuất ra khỏi cơ thể và quyết định phương thức bài xuất. VD: Nếu nơi khu trú là phổi thì mầm bệnh bài xuất ra ngoài theo nước mũi, đờm và hơi thở; nếu là ruột thì theo phân; nếu là máu thì nhờ côn trùng hút máu... 35 Phương thức bài xuất mầm bệnh lại quyết định nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại cảnh. Bài xuất theo đờm, nước bọt thì mầm bệnh tồn tại trong không khí; nhưng nếu bài xuất theo phân thì mầm bệnh tồn tại ở đất, nước... Nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại cảnh và nơi khu trú đầu tiên quyết định phương thức xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể động vật cảm thụ. VD: nếu mầm bệnh có trong không khí sẽ xâm nhập qua đường hô hấp để vào phổi. Mỗi loại mầm bệnh chỉ có một nơi khu trú đầu tiên nhất định cho nên cũng chỉ có một cơ chế truyển bệnh nhất định. 4.2.2. Phương thức truyền lây Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền theo 2 phương thức sau: - Phương thức truyền bệnh trực tiếp: mầm bệnh được truyền thẳng từ con ốm sang con khỏe không qua các nhân tố trung gian. VD: bệnh dại lây trực tiếp qua vết cắn. Mầm bệnh của những bệnh lây trực tiếp thường là những vi sinh vật ký sinh bắt buộc không thể tồn tại trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo và khó tồn tại ở ngoại cảnh. - Phương thức truyền bệnh gián tiếp: mầm bệnh phải thông qua các nhân tố trung gian để truyền bệnh. Có nhiều bệnh buộc phải lây gián tiếp như ký sinh trùng đường máu. Các mầm bệnh truyền lây gián tiếp thường có sức đề kháng cao và có thể tồn tại một thời gian dài ở ngoại cảnh trên nhân tố trung gian truyền bệnh. Có 4 phương thức lây bệnh gián tiếp + Truyền theo đườ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm: Phần 2 - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc PHẦN II: BỆNH TRUYỀN NHIỄM Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Giới thiệu: Chương 4 giới thiệu kiến thức cơ bản về nguồn bệnh, các yếu tố truyền lây, phương pháp phòng và chống dịch bệnh, là tiền đề để học và nghiên cứu các chương tiếp theo. Mục tiêu: - Mô tả được nguồn bệnh và phương thức truyền lây trong bệnh truyền nhiễm.. - Xác định được những điều kiện để phát sinh dịch bệnh - Trình bày được các giai đoạn tiến triển của dịch bệnh - Xác định được biện pháp phòng, chống dịch - Thực hiện được việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho gia súc, gia cầm. Nội dung chính: 4.1. Nguồn bệnh 4.1.1. Khái niệm về nguồn bệnh 4.1.2. Phân loại nguồn bệnh 4.2. Cơ chế và phương thức truyền lây 4.2.1. Cơ chế truyền lây 4.2.2. Phương thức truyền lây 4.3. Quá trình sinh dịch 4.3.1. Khái niệm 4.3.2. Điều kiện sinh dịch 4.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch 4.4. Các giai đoạn tiến triển của dịch 4.5. Biện pháp phòng dịch 4.5.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh 4.5.2. Biện pháp đối với yếu tố trung gian truyền bệnh bệnh 4.5.3. Biện pháp đối với gia súc cảm thụ 4.6. Biện pháp chống dịch 4.6.1. Biện pháp đối với nguồn bệnh 4.6.2. Biện pháp đối với yếu tố trung gian truyền bệnh bệnh 4.6.3. Biện pháp đối với gia súc thụ cảm 4.1. Nguồn bệnh 4.1.1. Khái niệm về nguồn bệnh Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch. Nguồn bệnh là nơi mầm bệnh có thể cư trú thuận lợi, sinh sôi nảy nở và từ đó trong những điều kiện nhất định sẽ xâm nhập vào động vật cảm thụ bằng cách này hay cách khác để gây bệnh. 34 Từ khái niệm trên thấy rằng: không phải bất cứ nhân tố ngoại cảnh nào cũng có thể được coi là nguồn bệnh. Bởi vì, ở đó có thể chứa mầm bệnh, thậm chí mầm bệnh tồn tại khá lâu nhưng không có điều kiện để chúng sinh sôi này nở, tồn tại thuận lợi và lâu dài được. VD: Nha bào nhiệt thán tồn tại trong đất đến 35 năm nhưng chúng không thể sinh sản được. Vì thế đất không được coi là nguồn bệnh đối với bệnh nhiệt thán. Như vậy, nguồn bệnh phải là những sinh vật hoặc đang mắc bệnh hoặc đang mang mầm bệnh. Chỉ có cơ thể sinh vật là điều kiện tự nhiên duy nhất cho mầm bệnh sinh sống, phát triển thuận lợi và lâu dài. 4.1.2. Phân loại nguồn bệnh - Động vật đang mắc bệnh: đó là động vật và người đang mắc bệnh ở các thể khác nhau, đặc biệt con ốm ở thời kỳ nung bệnh là nguy hiểm nhất vì chúng đã mang và bài xuất mầm bệnh ra ngoài một thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng. Những động vật mắc bệnh nhẹ cũng rất nguy hiểm vì chúng thường khó phát hiện, dễ bị bỏ qua, chúng có cơ hội tiếp xúc với động vật khỏe và dễ làm lây lan bệnh. Trong tự nhiên, dã thú và loài gặm nhấm chính là nguồn bệnh nguy hiểm với người và gia súc vì chúng là những ổ chứa mầm bệnh của rất nhiều bệnh truyền nhiễm. - Động vật mang trùng: bao gồm động vật nuôi, người, côn trùng và dã thú Hiện tượng mang trùng có thể bao gồm các loại vật nuôi sau khi mắc bệnh khỏi (có thể có miễn dịch hoặc không) nhưng có mang trùng gọi là động vật lành bệnh mang trùng. + Các động vật mới lành bệnh nhưng còn mang và bài xuất mầm bệnh trong một thời gian hoặc những động vật chưa hề mắc bệnh nhưng mang mầm bệnh gọi là động vật khỏe mang trùng. + Các côn trùng được coi là nguồn bệnh khi chúng có khả năng truyền bệnh từ đời này sang đời khác. Động vật mang trùng là nguồn bệnh cức kỳ nguy hiểm, chúng thường làm lây lan bệnh hơn cả động vật ốm. Ở một số bệnh truyền nhiễm, động vật mang trùng có tác dụng quyết định làm cho dịch phát sinh. 4.2. Cơ chế và phương thức truyền lây 4.2.1. Cơ chế truyền lây Mầm bệnh lây từ cơ thể ốm sang cơ thể khỏe do những quy luật nhất định chi phối, đó là cơ chế truyền bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, mỗi loại mầm bệnh có một nơi khu trú đầu tiên- đó là nơi mà mầm bệnh đầu tiên gặp những điều kiện thuận lợi nhất để sinh sản rồi từ đó lan tới các cơ quan tổ chức khác. Nơi cư trú đầu tiên cũng là nơi đảm bảo cho mầm bệnh được bài xuất ra khỏi cơ thể và quyết định phương thức bài xuất. VD: Nếu nơi khu trú là phổi thì mầm bệnh bài xuất ra ngoài theo nước mũi, đờm và hơi thở; nếu là ruột thì theo phân; nếu là máu thì nhờ côn trùng hút máu... 35 Phương thức bài xuất mầm bệnh lại quyết định nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại cảnh. Bài xuất theo đờm, nước bọt thì mầm bệnh tồn tại trong không khí; nhưng nếu bài xuất theo phân thì mầm bệnh tồn tại ở đất, nước... Nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại cảnh và nơi khu trú đầu tiên quyết định phương thức xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể động vật cảm thụ. VD: nếu mầm bệnh có trong không khí sẽ xâm nhập qua đường hô hấp để vào phổi. Mỗi loại mầm bệnh chỉ có một nơi khu trú đầu tiên nhất định cho nên cũng chỉ có một cơ chế truyển bệnh nhất định. 4.2.2. Phương thức truyền lây Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền theo 2 phương thức sau: - Phương thức truyền bệnh trực tiếp: mầm bệnh được truyền thẳng từ con ốm sang con khỏe không qua các nhân tố trung gian. VD: bệnh dại lây trực tiếp qua vết cắn. Mầm bệnh của những bệnh lây trực tiếp thường là những vi sinh vật ký sinh bắt buộc không thể tồn tại trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo và khó tồn tại ở ngoại cảnh. - Phương thức truyền bệnh gián tiếp: mầm bệnh phải thông qua các nhân tố trung gian để truyền bệnh. Có nhiều bệnh buộc phải lây gián tiếp như ký sinh trùng đường máu. Các mầm bệnh truyền lây gián tiếp thường có sức đề kháng cao và có thể tồn tại một thời gian dài ở ngoại cảnh trên nhân tố trung gian truyền bệnh. Có 4 phương thức lây bệnh gián tiếp + Truyền theo đườ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm Vi sinh vật Bệnh truyền nhiễm Bệnh ở gia cầm Bệnh ở loài nhai lại Bệnh ở lợnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 trang 307 2 0 -
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 223 0 0 -
9 trang 172 0 0
-
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 trang 123 0 0 -
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 111 0 0 -
67 trang 91 1 0
-
88 trang 87 0 0
-
96 trang 78 0 0
-
Một số bài tập trắc nghiệm về Vi sinh vật: Phần 1
89 trang 73 0 0 -
Giáo trình Vi sinh vật học toàn tập
713 trang 68 0 0