Danh mục

Giáo trình -Vi sinh y học - phần 2

Số trang: 73      Loại file: pdf      Dung lượng: 633.35 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (73 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

88PHẦN IICÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNHMục tiêu học tập 1. Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của một số cầu khuẩn gây bệnh. 2. Nêu được khả năng gây bệnh của các cầu khuẩn này. 3. Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với các cầu khuẩn gây bệnh. Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình -Vi sinh y học - phần 2 88PHẦN II CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNHMục tiêu học tập1. Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của một số cầu khuẩn gây bệnh.2. Nêu được khả năng gây bệnh của các cầu khuẩn này.3. Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với các cầu khuẩn gâybệnh. Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vikhuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinhmủ đều Gram dương.I. TỤ CẦU (STAPHYLOCOCCI) Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thểngười và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người. Có 3loài tụ cầu có khả năng gây bệnh nhiễm trùng ở người: Staphylococcus aureus (S.aureus: tụcầu vàng) được xem là tụ cầu gây bệnh, Staphylococcus epidermidis (S. epidermidis) vàStaphylococcus saprophyticus (S. saprophyticus) thường xem như là tụ cầu không gây bệnh;tuy nhiên 2 loài sau cũng có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn trongphẩu thuật tim, trong thông tĩnh mạch. Nội dung bài này tập trung vào S. aureus.1.Đặc điểm sinh vật học1.1. Hình thái Vi khuẩn hình cầu hoặc hình thuẫn, đường kính 0,8-1µm, ở canh thang thường họpthành từng cụm như chùm nho, hình thức tập hợp này do vi khuẩn phân bào theo nhiều chiềutrong không gian. Trong bệnh phẩm vi khuẩn họp từng đôi hoặc đám nhỏ. Vi khuẩn bắt màuGram (Gram dương). Vi khuẩn không di động, không sinh nha bào, thường không có vỏ.1.2. Tính chất nuôi cấy Vi khuẩn phát triển dễ dàng ở môi trường thông thường, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy ý,mọc tốt ở 370C nhưng tạo sắc tố tốt ở 20 0C. Ở canh thang sau 5 - 6 giờ làm đục môitrường, sau 24 giờ làm đục rõ. Ở môi trường đặc, khuẩn lạc tròn lồi, bóng láng, óng ánhcó thể có màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng, tương đối lớn sau 24 giờ.Những chủng khác nhau làm tan máu ở những mức độ khác nhau, ở thạch máu typ tanmáu β thường được quan sát xung quanh khuẩn lạc.1.3. Tính chất sinh hóa và đề kháng Tụ cầu có hệ thống enzyme phong phú, những enzyme được dùng trong chẩnđoán là: catalase (phân biệt với liên cầu), S. aureus có coagulase (tiêu chuẩn quan trọngđể phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác). Tụ cầu lên men chậm nhiều loại đường,tạo axít nhưng không sinh hơi, S. aureus lên men đường mannít. Tụ cầu tương đối chịunhiệt và thuốc sát khuẩn hơn những vi khuẩn khác, chịu độ khô và có thể sống ở môitrường nồng độ NaCl cao (9%), nhạy cảm thay đổi với kháng sinh, nhiều chủng đề khángvới penicillin và các kháng sinh khác.1.4. Cấu trúc kháng nguyên Vách tế bào vi khuẩn chứa kháng nguyên polysaccharid, kháng nguyên protein Aở bề mặt. Người ta có thể căn cứ vào các kháng nguyên trên để chia tụ cầu thành nhóm,tuy nhiên phản ứng huyết thanh không có giá trị trong chẩn đoán vi khuẩn. 89 Căn cứ vào sự nhạy cảm với phag, người ta chia tụ cầu thành typ phag. Những bộphage cho phép xếp loại phần lớn các chủng tụ cầu thành 4 nhóm phag chính. Định typphage tụ cầu có giá trị về dịch tễ học và chẩn đoán.1.5. Các độc tố và enzyme Khả năng gây bệnh của tụ cầu là do vi khuẩn phát triển và lan tràn rộng rãi trongmô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzyme.1.5.1. Hemolysin: có 4 loại hemolysin được xác định là α, β, γ và δ. Một chủng tụ cầucó thể tạo thành nhiều hơn một loại hemolysin. Đó là những phẩm vật bản chất proteingây tan máu β nhưng tác động khác nhau trên những hồng cầu khác nhau. Chúng có tínhsinh kháng. Một vài loại hemolysin gây hoại tử da tại chổ và giết chết súc vật thínghiệm.1.5.2. Leucocidin: là nhân tố giết chết bạch cầu của nhiều loài động vật, bản chấtprotein, không chịu nhiệt. Tụ cầu gây bệnh có thể bị thực bào như tụ cầu không gây bệnhnhưng lại có khả năng phát triển bên trong bạch cầu.1.5.3. Coagulase: làm đông huyết tương người hoặc thỏ chống đông với citrat natri hoặcoxalat natri. Coagulase làm dính tơ huyết vào bề mặt vi khuẩn và do đó hình như cản trởsự thực bào. Tất cả các chủng S. aureus đều có coagulase dương tính.1.5.4. Hyaluronidase: thủy phân axit hyaluronic của mô liên kết, giúp vi khuẩn lan trànvào mô.1.5.5. β-lactamase: sự đề kháng penicillin của tụ cầu vàng là do đa số tụ cầu vàng sảnxuất được enzyme β-lactamase . Ngoài ra, tụ cầu còn có những enzyme khác như staphylokinase là mộtfibrinolysin làm tan tơ huyết, nuclease, lipase.1.5.6. Độc tố ruột: do một số chủng tụ cầu tạo thành, đặc biệt lúc phát triển ở nồng độCO2 cao (30%) và môi trường đặc vừa. Nó đề kháng sự đun sôi trong 30 phút cũng nhưtác động của enzyme ở ruột. Có 5 typ huyết thanh A, B, C, D, E; typ A, B thường gâyngộ độc thức ăn.1.5.7. Độc tố gây hội chứng shoc ...

Tài liệu được xem nhiều: