Danh mục

Giáo trình Xử lí sự ra hoa - Chương 6

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 830.18 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG 6 SỰ RA HOA VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA XOÀITrong điều kiện tự nhiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cây xoài thường ra hoa tự nhiên vào tháng 12-1 và thu hoạch tập trung từ tháng 4-5 (Trần Văn Hâu, 1997). Mặc dù cơ chế sự ra hoa xoài cho tới nay vẫn là điều bí ẩn! (Chacko, 1991), tuy nhiên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Xử lí sự ra hoa - Chương 6 CHƯƠNG 6 SỰ RA HOA VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA XOÀI Trong điều kiện tự nhiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cây xoài thường rahoa tự nhiên vào tháng 12-1 và thu hoạch tập trung từ tháng 4-5 (Trần Văn Hâu,1997). Mặc dù cơ chế sự ra hoa xoài cho tới nay vẫn là điều bí ẩn! (Chacko, 1991),tuy nhiên những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa xoài như giống,biện pháp canh tác, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây, đặc biệt là các chất điều hòasinh trưởng rất được quan tâm nhằm có thể có tìm ra những biện pháp thích hợp đểkiểm soát sự ra hoa và sản suất xoài một cách hiệu quả ở những thời điểm thích hợptrong năm.6.1 Đặc điểm ra hoa của cây xoài Cây xoài ra hoa trên chồi tận ngọn. Hoa xoài có hai loại là hoa đực và hoalưỡng tính (Hình 6.1 ). Mỗi hoa mang từ 0-2 bao phấn hữu thụ và 0-6 bao phấn bấtthụ. Tỉ lệ hoa lưỡng tính thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Khảo sát đặc tính thái hoa và sự mở bao phấn của 8 giống xoài Bưởi, cát HòaLộc, Châu Hạng Võ, Falun, Nam Dok Mai, Thơm, và Thanh Ca, Lê Thanh Tâm(2002) nhận thấy 100% hoa lưỡng tính của hai giống Bưởi và Falun đều có baophấn hữu thụ, trong khi xoài cát Hòa Lộc và xoài Thơm có 15% số hoa lưỡng tínhkhông có bao phấn hữu thụ. Tỉ lệ bao phấn mở thấp nhất là xoài cát Hòa Lộc (20%)và cao nhất là xoài Nam Dok Mai (92,5%). Khảo sát đặc điểm ra hoa và đậu trái của bốn giống xoài cát Hòa Lộc, ThanhCa, Thơm và Nam Dok Mai (Đặng Thanh Hải, 2000) nhận thấy phát hoa dài trungbình từ 23 cm (Nam Dok Mai) đến 55, 2 cm (Cát Hòa Lộc), mang từ 2.658 – 38.216hoa/phát hoa. Xòai cát Hòa Lộc có tỉ lệ hoa lưỡng tính cao nhất (71,0%) và thấpnhất là xòai Thơm (19,0%). Có sự lệch pha giữa thời gian nhận phấn của hoa lưỡngtính và tung phấn của hoa đực. Hoa lưỡng tính nhận phấn từ 6 giờ 30 đến 9 giờtrong khi hoa đực tung phấn từ 8 giờ 45 đến 11 giờ. Đây có lẽ là nguyên nhân gâyra sự đậu trái thấp. Chaikiattiyos và ctv. (1997) cho biết giống xoài Kiew Savoey cótỉ lệ hoa lưỡng tính trồng ở vùng có khí hậu nhiệt đới cũng như vùng có khí hậu ônđới đều thấp hơn so với giống xoài Nam Dok Mai (10,7-17,8% so với 20,9-43,5%).Thông thường có 5 bao phấn trên mỗi hoa nhưng thường chỉ có 1-2 bao phấn pháttriển và có mang hạt phấn, số còn lại không phát triển. Số hạt phấn trên một baophấn biến động từ 250-650 hạt/bao phấn, trung bình có 410 hạt/bao (Spencer vàKennard, 1955, trích bởi Litz, 1997). Sự đậu trái kém còn do thiếu hạt phấn mànguyên nhân là chỉ có từ 1-2 bao phấn hữu thụ trên mỗi hoa (Hình 6.2). Hình 6.1 Hoa xoài cát Hòa Lộc. a) hoa đực với một bao phấn hữu thụ; b) hoa lưỡng tính với bầu noãn và một bao phấn bất thụ Hình 6.2 Bao phấn đang mở sẵn sàng tung phấn * Sự ra hoa Mô hình khởi phát hoa của cây thân thảo và những cây ra hoa theo mô hình doảnh hưởng của quang kỳ, xử lý nhiệt độ thấp hay cả hai thì sự khởi đầu của quá trìnhra hoa để ám chỉ sự bắt đầu của sự gợi mầm hoa (floral bud evocation) (Davenport vàNunẽz-Elisea, 1997). Trái lại trên cây xoài, dấu hiệu kích thích ra hoa có thể hiệndiện trước khi sự khởi mầm hoa (bud initiation), nó phải còn hiện diện ở thời điểmkhởi mầm hoa cho sự ra hoa xuất hiện (Nunẽz-Elisea và Davenport, 1995). Hơn nữa,dấu hiệu kích thích có thể thay đổi từ sinh sản sang sinh trưởng hoặc ngược lại bởi sựthay đổi của nhiệt độ tác động lên cây trong thời gian đầu phát triển chồi (Batten vàMconchie, 1995). Sự đáp ứng khác nhau rõ ràng theo điều kiện tác động bên ngoàicho thấy tế bào của mô phân sinh ngọn chưa được xác định và có thể biến đổi từ sinhsản sang sinh trưởng hay ngược lại. Khi mô tả chu kỳ sinh trưởng và phát triển củacây xoài, Cull (1991) cho rằng sự phát triển mầm hoa cùng với trạng thái ngủ 97(dormancy) trong ba tháng. Trong khi đó, khi theo dõi sự hình thành mầm bằng cáchgiải phẩu mô phân sinh ngọn xoài Kiew Savoey, Tongumpai và ctv. (1997c) nhậnthấy ở giai đoạn 112 ngày sau khi xử lý PBZ, tất cả các chồi của cây có xử lý PBZđều hình thành mầm hoa trong khi ở cây không xử lý PBZ mầm hoa chưa xuất hiện.Trong thí nghiệm nầy Tongumpai và ctv. (1997c) xử lý PBZ khi chồi được 16 ngàytuổi, như vậy mầm hoa vẫn chưa hình thành khi chồi được 4 tháng tuổi. Nghiên cứumột số giống xoài của Philippines, Bugante (1995) cho rằng sự khởi phát hoa xuấthiện từ 4-9 tháng sau khi chồi xuất hiện. Khảo sát sự biến đổi của đỉnh sinh trưởng khi cây xoài ra hoa trong điều kiệntự nhiên, Mustard và Lynch (1946) cho rằng khi thấy xuất hiện sự nhô lên ở đỉnh sinhtrưởng là dấu hiệu của sự ra hoa. Tuy nhiên, qua kết quả thí nghiệm, Samala (1979)nhận thấy chỗ nhô nầy bất động trong 15 tháng và sau đó phát triển thành chồi lá vàtác giả kết luận rằng đây là những mầm trong tình trạng ngủ và nó có khả năng pháttriển thành chồi lá hay chồi hoa. Khi xử lý Nitrate kali, tác giả nhận thấy sau 4 ngàyđỉnh sinh trưởng bắt đ ...

Tài liệu được xem nhiều: