Thông tin tài liệu:
Chương 8 ĐIỀU KHIỂN CHO CHÔM CHÔM RA HOA RÃI VỤ8.1 Đặc điểm ra hoa và cấu tạo hoaHoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nở vào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt.....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Xử lí sự ra hoa - Chương 8 Chương 8 ĐIỀU KHIỂN CHO CHÔM CHÔM RA HOA RÃI VỤ8.1 Đặc điểm ra hoa và cấu tạo hoa Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực không cóbầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nởvào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổichiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một pháthoa. Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấntrong một phát hoa. Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chứcnăng của hoa đực và hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Ở hoa lưỡngtính-đực, chỉ nhị phát triển mạnh trong khi ở hoa lưỡng tính cái thì bầu noãn pháttriển nhưng bao phấn không mở. Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính trên mộtphát hoa. Hoa lưỡng tính-cái nhận phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngàyhôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếuvào buổi sáng sớm. Tuỳ thuộc vào đặc tính của hoa, cây chôm chôm được phân thành 3 nhóm: - Cây đực : Chỉ sinh ra hoa đực. Có khoảng 40-60 % cây con mọc từ hột làcây đực. - Cây lưỡng tính nhưng chỉ sinh ra hoa lưỡng tính-đực. - Cây lưỡng tính nhưng sinh ra cả hai loại hoa lưỡng tính đực và cái. Tuynhiên, tỉ lệ hoa lưỡng tính đực chỉ vào khoảng 0,05-0,90 %. Đây là loại cây phổbiến thường gặp trong sản xuất. Một số giống có tỉ lệ hoa lưỡng tính-đực thấp như“Si-Chompoo” của Thái Lan, sự đậu trái thường ít khi hoàn toàn. Do sự vắng mặt của hạt phấn trên hoa lưỡng tính-cái, nên có ý kiến cho rằngcần phải có hạt phấn từ cây đực cho việc thụ tinh hoặc là cây lưỡng tính có khảnăng hình thành trái qua sự sinh dục vô tính. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hoachôm chôm có thể đậu trái mà không cần hạt phấn vì sự đậu trái của hoa chômchôm đạt kết quả rất tốt trong điều kiện thiếu cây đực và thiếu hạt phấn của hoalưỡng tính-cái. Tuy nhiên, trong những điều kiện thời tiết bất thường sự thụ phấncủa chôm chôm có thể bị trở ngại do thiếu hạt phấn. Trong trường hợp nầy việc xửlý NAA hoặc ở nồng độ 15-20 ppm để làm tăng hoa đực trên một số phát hoa từ đólàm tăng tỉ lệ đậu trái cho chôm chôm. Thời điểm xử lý NAA hoặc SNA (dạng muốinatri của NAA) thích hợp là khi có một phần ba số hoa trên phát hoa nở. Theo BùiThanh Liêm (1999), cho biết NAA có khả năng chuyển đổi giới tính hoa chômchôm từ hoa lưỡng tính làm nhiệm vụ hoa cái thành hoa lưỡng tính làm nhiệm vụhoa đực cung cấp những hạt phấn hoạt năng. Có thể sử dụng NAA ở nồng độ biếnthiên từ 15-200 ppm để phun lên phát hoa nhằm chuyển đổi giới tính mà vẫn khôngảnh hưởng tới chất lượng phát hoa. Tuy nhiên, phun NAA ở nồng độ 30 ppm chokết quả ổn định và kinh tế nhất. Biện pháp phun chùm hoa theo bốn hướng trên táncây, mỗi chùm từ 3-5 phát hoa vào thời điểm hoa nở 30% trên phát hoa để gia tăngtỉ lệ đậu trái và năng suất cây chôm chôm. Ruồi và ong mật là côn trùng rất có ích làm tăng sự thụ phấn cho hoa chômchôm. Đặc biệt vào buổi sáng sớm khi cả hoa đực và hoa lưỡng tính cái đều mở.Ngoài ra, để tăng sự thụ phấn cho cây chôm chôm, người ta còn trồng xen nhiềugiống chôm chôm có thời gian ra hoa chồng lên nhau. Việc phun các chất điều hoàsinh trưởng để làm tăng sự sản xuất hạt phấn nhằm làm tăng sự thụ phấn cũng làbiện pháp được áp dụng ở Thái Lan. Tóm lại, ngoại trừ khả năng sinh dục vô tính, hoa của cây chôm chôm thụphấn chéo là chủ yếu nên việc tăng thêm nguồn phấn sẽ làm tăng khả năng đậu tráicủa chôm chôm. Tuy nhiên, việc thụ phấn bằng tay thêm cho chôm chôm tốn rấtnhiều công sức và không hiệu quả. Để khắc phục tình trạng thiếu hạt phấn, việctrồng cây đực xen vào cây lưỡng tính, trồng xen nhiều giống với nhau, xử lý NAAlàm tăng số hoa đực hoặc nuôi ong trong vườn là những biện pháp tốt nhằm tăng sựthụ phấn cho cây chôm chôm. a b Hình 8.1 Phát hoa chôm chôm ‘Rongrean’ 147 Hình 8.2 Phát hoa chôm chôm mọc ở chồi tận cùng Hình 8.3 Hoa lưỡng tính cái đang nở8.2 Sinh lý sự ra hoa 8.2.1 Sự ra hoa Theo dõi sự ra hoa từ ngày xử lý ra hoa bằng cách phun paclobutrazol kếthợp với xiết nước trong mương cho thấy chồi ngọn bắt đầu phát triển sau 42 ngày,phát hoa phát triển trong 30 ngày thì bắt đầu quá trình nở hoa. Thời gian nở giữacác phát hoa trên cây và thời gian nở giữa các cây trong vườn thường không đồngloạt. Thời gian nở hoa tập trung của các cây là 35 ngày sau khi nhú mầm hoa và quátrình nở hoa kết thúc trong 9 ngày. Tổng thời gian từ khi xiết nước đến khi hoa nởhoàn toàn là 81 ngày. Quá trình ra hoa chôm chôm được tóm tắt trong Bảng 8.1. Sựchuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản là giai đoạn quan trọng nhưng sự nảysinh hoa bắt đầu lúc nào rất khó xác định chính xác. Khi nghiên cứu hi ...