Giáo trình Y đức - Trường Tây Sài Gòn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Y đức - Trường Tây Sài Gòn BÀI 1 LỊCH SỬ Y HỌC VÀ Y ĐỨCMỤC TIÊU1. Ý nghĩa việc tìm hiểu lịch sử y học đối với người cán bộ y tế.2. Trình bày được các khái niệm về Y đức và Y Đạo.PHẦN I: LỊCH SỬ Y HỌC Từ thời nguyên thủy cho đến thời đại văn minh, từ xã hội bầy đàn cho đến xã hộihiện đại, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển của lịch sử y học trong tiến trình lịch sửphát triển của loài người. Để có sức khỏe lao động, sản xuất, duy trì nòi giống,… Y họcra đời như một tất yếu từ những bước sơ khai cho đến những tiến bộ khoa học kỹ thuậthiện đại như ngày nay. Y học càng ngày càng phát triển song song với sự phát triển của khoa học nói chung.Y học tự thân nó cũng phát triển nhờ sự lao động cần cù của các nhà y học, và cũng nhờsự phát triển của tất cả các ngành khoa học mà y học có ngững bước tiến vĩ đại. Sự pháttriển của y học cũng không phải đột biến mà phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạtđược từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài.1. Y HỌC THỜI KỲ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY ( 3.000.000-4.000TCN) Loài người xuất hiện cách đây chừng trên 3.000.000 năm. Lịch sử y học ra đời cùnglúc với lịch sử phát sinh ra bệnh tật và lịch sử điều trị của người thầy thuốc. Bản năngquý báo nhất của con người là khả năng tự thích nghi với môi trường sống để tồn tại vàphát triển. - Con người đã biết cách chống đỡ với môi trường tự nhiên để bảo vệ sức khỏe nhưdùng lá, da thú để che thân. Khi người nguyên thủy tìm ra lửa, họ đã biết dùng lửa đểchống rét, biết ăn chín bằng cách nướng thịt thú rừng. - Đỡ đẻ và chăm sóc trẻ em là những hoạt động y học lâu đời thông qua kinh nghiệmthực tiễn của người phụ nữ, nhờ đó loài người ngày càng phát triển. - Con người đã có nhận thưc về tính chất chữa bệnh của một số loại cỏ cây, hoa quảthông qua kinh nghiệm thực tế. Người nguyên thủy đã bắt đầu có nhận thức về nguyênnhân gây bệnh là do những thực tế trong thiên nhiên và sử dụng những thứ có trong thiênnhiên để chữa bệnh. Đó là quan niệm thô sơ của người nguyên thủy.2. Y HỌC THỜI KỲ XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ (4.000TCN-500SCN)2.1. Y học cổ Hy Lạp (Thế kỷ IX đến IV TCN) Các quan niệm về tự nhiên ở thời cổ đại có nhiều ảnh hưởng đến y học: - Thales (640-548 TCN) cho rằng nước là khởi nguyên của sự sống. - Anaximandre (610-547 TCN) nêu ý tưởng con người xuất phát từ loài cá. Theo thần thoại Hy Lạp, Apollon là vị thần sáng lập ra thuật chữa bệnh. Apollonkhông những làm cho cơ thể được thanh sạch mà còn làm tan biến những u ám trong tâmhồn, đem cái đẹp đến với mọi người. Asklepios (người La Mã gọi tên là Esculape) là con của thần Apollon vàCoronis. Truyền thuyết nói rằng một hôm, Asklepios đến nhà một người quen đang ốm, gặpmột con rắn. Asklepios đưa vây gậy ra trước miệng con rắn, con rắn đớp lấy cây gậy rồicuốn quanh. Asklepios lại thấy một con rắn khác, miệng ngậm một cây cỏ, bò đến dùngcây cỏ để làm con rắn kia sống lại. Asklepios chợt hiểu rằng trong thiên nhiên có nhiềucây cỏ có thể dùng làm thuốc nên từ đó chuyên tâm nghiên cứu tìm tòi các loại cây cỏtrong núi để chữa bệnh. Asklepios được xem là vị thần của nghề y. Khi đi chữa bệnh, Asklepios thườngmang theo một cây gậy có quấn một con rắn. Người Hy Lạp cổ xem con rắn tượng trưngcho sự khôn ngoan, có quyền lực, biết tiên tri và có khả năng chữa bệnh. Truyền thuyết về Hình tượng Asklepios được chú trọng ở hai nền Y học Hy Lạp vàLa Mã từ khoảng 1.500 đến 500 năm TCN. Asklepios đã được nhiều người thừa nhậnnhư là một vị Thần Y học và đã phục vụ các đối tượng đến xin cứu giúp, đặc biệt làngười nghèo khổ và không có sự phân biệt. Chính tư tưởng này của ông đã trở thành mộtnghĩa vụ bắt buộc cho một người trở thành thầy thuốc sau này là phải chữa trị công bằngcho tất cả mọi người không kể địa vị, tầng lớp xã hội kể cả bị áp lực, thậm chí có nguy cơnguy hại đến tính mạng của mình. Trong các y văn sau này của Hy Lạp và các y văn trước của La Mã, Asklepios đượcxuất hiện nhiều hơn, đại diện một nhân cách hóa khái quát về một mẫu người thầy thuốclý tưởng. Hai người con trai ông, Machaon tiêu biểu cho phẫu thuật và Podalirus tiêu biểucho nội khoa; Hygiea con gái của ông cho rằng Asklepios có hai vai trò là đem đến sứckhỏe và bảo tồn sức khỏe. Vết tích của Asklepios đầu tiên được tìm thấy có liên quan đến Y khoa có lẽ là trongmột cuốn giáo khoa Y khoa của một thầy thuốc nổi tiếng người Ả Rập, Avicenne vàonăm 1544, có in hình Asklepios ở trang bìa. Từ đó phù hiệu Asklepios được sử dụng làmbiểu tượng của ngành Y ở nhiều nơi trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng sửdụng phù hiệu của Asklepios đưa vào trong cờ hiệu chung, cũng như sử dụng biểu tượngcon rắn và cái ly (cải dạng từ con rắn và cái chén mà thần Sức khỏe Hygiea, con củaAsklepios cầm trên tay) làm biểu tượng của ngành Dược. Thần thoại về Asklepios có tính thuyết phục hơn các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Y đức Y đức của Bộ Y tế Chính sách y tế Đạo đức của người cán bộ y tế Đạo đức y học xã hội chủ nghĩaGợi ý tài liệu liên quan:
-
234 trang 48 0 0
-
Vai trò của bác sĩ gia đình và định hướng phát triển y học gia đình ở việt nam
6 trang 36 1 0 -
Tạp chí chính sách Y tế số 6 năm 2012
67 trang 35 0 0 -
Tìm hiểu năng lực cốt lõi Một sức khỏe
45 trang 32 0 0 -
Tạp chí chính sách Y tế số 9 năm 2012
62 trang 29 0 0 -
Tạp chí chính sách Y tế số 8 năm 2011
62 trang 29 0 0 -
Chương trình y tế quốc gia Tổ chức y tế: Phần 2
100 trang 28 0 0 -
Tạp chí chính sách Y tế số 10 năm 2012
71 trang 27 0 0 -
Tạp chí chính sách Y tế số 7 năm 2011
67 trang 24 0 0 -
Bài giảng Đánh giá tác động sức khỏe - GS.TS Lê Hoàng Ninh
28 trang 24 0 0 -
Tạp chí chính sách Y tế số 11 năm 2013
70 trang 23 0 0 -
20 năm chính sách HIV/AIDS tại Thái Lan
8 trang 22 0 0 -
Bài giảng 10: Chính sách y tế - Đỗ Thiên Anh Tuấn
32 trang 21 0 0 -
Bài giảng Dân số học - Chương 3: Mức chết
38 trang 19 0 0 -
Giáo trình Y đức (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
103 trang 19 0 0 -
Bài giảng Chính sách kinh tế - xã hội - Chương 7: Một số chính sách xã hội chủ yếu (Năm 2022)
28 trang 19 0 0 -
Giáo trình Y đức (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
98 trang 19 0 0 -
Tổ chức và quản lý y tế: Phần 1 - Trường ĐH Y khoa Thái Nguyên
101 trang 18 0 0 -
5 trang 18 0 0
-
Tài liệu tham khảo Tâm lý và Y đức (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng)
79 trang 18 0 0