Hội chợ, triễn lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại đ ược thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhát định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm giúp thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội gioa kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIỚI THIỆU HỘI CHỢ TRIỄN LÃM CÀ PHÊ
GIỚI THIỆU HỘI CHỢ TRIỄN LÃM CÀ PHÊ
I.
Hội chợ & triển lãm thương mại:
1.
Hội chợ, triễn lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại đ ược thực
hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đ ẩy, tìm kiếm cơ hội
giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.
Hội chợ là hoạt động mang tính định kỳ được tổ chức tại một thời điểm một
thời gian nhất định, là nơi người bán và người mua trực tiếp giao dịch buôn bán.
Triển lãm có hình thái giống như hội chợ nhưng mục đích của người tham gia triển
lãm không phải là bán hàng tại chỗ mà chủ yếu để giới thiệu, quảng cáo .
Những doanh nghiệp đạt được kết quả cao trong hội chợ triển l ãm là những
doanh nghiệp thương mại làm tốt hoạt động trước, trong và sau hội chợ triển lãm.
Sơ đồ 1: Tiến trình tham gia hội chợ triển lãm thương mại của các doanh
nghiệp
Khi quyết định tham gia hội chợ triển lãm, doanh nghiệp cần phải làm tốt
công tác chuẩn bị. Trước tiên đó là chuẩn bị về t ài chính.Tiền cho hội chợ triển lãm
sẽ lấy từ ngân sách xúc tiến.
Vấn đề chuẩn bị nhân sự là không thể thiếu được khi tiến hành tham gia hội
chợ. Các cán bộ, nhân viên thay mặt cho doanh nghiệp đi tham gia hội chợ phải được
chọn lọc kỹ càng bởi chính họ là người thay mặt cho doanh nghiệp tiếp xúc với
khách hàng và bạn hàng.
Thiết kế và xây dựng gian hàng là yếu tố quan trọng nhằm thu hút sự chú ý
của khách hàng tham quan.
Hội chợ triễn lãm là dịp quan trọng để các doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp
với khách hàng mục tiêu. Thông qua giao tiếp này, doanh nghiệp có thể tham ký kết
hợp đồng tại chỗ.
Sau hội chợ triễn lãm, doanh nghiệp tổ chức thành công sẽ thu hút được
khách hàng và bạn hàng. Rất nhiều hợp đồng sẽ được ký kết sau hội chợ. Muốn
như vậy, doanh nghiệp cần có mối liên hệ liên tục và sát sao với khách hàng.
2. Hội chợ triễn lãm cà phê:
Tây Nguyên- vùng đất của cà phê
2.1.
Nếu nói đến Tây Nguyên, mọi người sẽ nghĩ ngay đến văn hóa- nghệ thuật
âm nhạc cồng chiêng, những đồn điền cao su, hồ tiêu…con đường đất đỏ bazan
huyền thoại với cái nắng cái gió Tây Nguyên. Và một điều mà chúng ta không thể
không nhắc đến là cà phê.
Tây Nguyên - khu vực trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất cả nước với diện
tích khoảng 434 nghìn ha, chiếm hơn 80% diện tích và sản lượng cà phê cả nước;
sản lượng xuất khẩu . Ngày nay, cafe đã và đang là “món ăn tinh th ần” không
thể thiếu của mọi người trong cuộc sống hiện đại. Hương vị đắng tự nhiên của cafe
tạo nên một sự khác biệt không thể so sánh…Chính vì vậy mà càng ngày càng có
nhiều thương hiệu café nổi tiếng, đang tìm cách mở rộng quy mô kinh doanh….Và
đây là lần đầu tiên Hội chợ triễn lãm chuyên ngành café được đưa vào Chương trình
xúc tiến thương mại quốc gia nên đã thu hút khá lớn các doanh nghiệp và du khách
tham gia.
Lễ hội cà phê lớn nhất cả nước
2.2.
Nhóm chúng tôi xin giới thiệu cụ thể về Hội chợ triển lãm chuyên ngành café
với lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc. Đây là một lễ hội mang tầm quốc gia với quy mô
và tầm ảnh hưởng lớn. “ Lễ hội cà phê “ được Chính phủ đồng ý tổ chức định kì 2
năm / lần tại thành phố Buôn Ma Thuộ v, Đắc Lắc. Hội chợ được được đưa vào
Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia . Nó là dịp để các doanh nghiệp, nhà
chuyên môn trong và ngoài nươc gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm về sản xuất , chế biến
, xuất khẩu , chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nhà nông và doanh nghiệp… Đặc
biệt, lễ hội tạo cơ hội để quảng bá sản phầm cà phê Việt Nam nói chung và cà phê
Buôn Ma Thuột nói riêng ra thế giới, thúc đẩy hoạt động kinh tế, xúc tiến thương
mại, du lịch, giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên , thu hút đầu tư và du khách ở
trong và ngoài nước .
Việc tổ chức thành công Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột sẽ góp phần quảng bá
hình ảnh Đắc Lắc, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuộc, thúc đẩy phát triển cà phê
bền vững, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa và xuất khẩu cà phê, thu hút đầu tư, du lịch
trên địa bàn tỉnh. Hội chợ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005 mới chỉ có 106
doanh nghiệp với gần 300 gian hàng; lần thứ hai năm 2008 có 150 doanh nghiệp, hơn
400 gian hàng; thì đến lần này- lần thứ ba vào tháng 3 năm 2011, Hội chợ đã thu hút
sự tham gia của 185 doanh nghiêp kinh doanh trong lĩnh vực cà phê và các sản phẩm
liên quan với 650 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó số
lượng doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài tăng đáng kể: 18 đơn vị với 53 gian hàng.
Thời gian Hội chợ lần này kéo dài hơn, lượng khách tham quan cũng đông hơn; bình
quân mỗi ngày có trên 80.000 lượt khách. Mỗi doanh nghiệp tham dự Lễ hội đều
mang theo những ý tưởng độc đáo, sáng tạo với mục đích quảng bá thương hiệu của
doanh nghiệp mình.
Hội chợ cà phê
2.3.
Là một nội dung lớn nằm trong chương trình Lễ Hội. Hội chợ được tổ chức
tại Bảo tàng tỉnh Đắc Lắc - không gian chính của lễ hội. Đây là nơi tập h ợp các
hoạt động giới thiệu, giao lưu của ngành cà phê, giữa ngành cà phê và các sản phẩm
phụ trợ. Hằng đêm có chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu chính
của hội chợ, với chủ đề mang tên “Rock Café”. Là một không gian mở, kết hợp văn
hóa cà phê với khung cảnh thiên nhiên, tạo ra hiệu ứng thân thiện môi trường. Các
lĩnh vực, mặt hàng tham gia hội chợ- triển lãm gồm các sản phẩm: các loại cà phê
nhân, cà phê chế biến, các sản phẩm chế biến khác có sử dụng hương liệu cà phê,
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây cà phê, dây chuyền công nghệ, máy
móc thiết bị chế biến cà phê, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây cà
phê…triển lãm các công trình nghiên cứu khoa học về cây cà phê; triển lãm mô hình
chăm sóc cà phê; triển lãm ảnh nghệ thuật về cà phê và du lịch Đắc Lắc.
Sôi động và thiết thực là những dư âm và ấn tượng mà hội chợ đã mang ...