Danh mục

Giới thiệu văn hóa địa phương- Đaklak

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 416.50 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1.Vị trí địa lýTỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của TâyNguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, trong khoảng toạđộ địa lý từ 107o28’57” - 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” - 13o25’06” độ vĩBắc
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu văn hóa địa phương- Đaklak ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ BÀI TẬP:GIỚI THIỆU VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG Người thực hiện: Nguyễn Văn Toàn Lớp: Kinh Tế Nông Lâm k08 BMT, ngày 17 tháng 04 năm 2011 ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ BÀI TẬP:GIỚI THIỆU VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG Người thực hiện: Nguyễn Văn Toàn Lớp: Kinh Tế Nông Lâm k08 BMT, ngày 17 tháng 04 năm 2011 GIỚI THIỆU VỀ DAKLAK 1.Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, trong khoảng toạ độ địa lý từ 107o28’57” - 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” - 13o25’06” độ vĩ Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà Phia Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông. Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang, Đà Lạt và Pleiku. Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển. Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch của Việt Nam. Đắk Lắk có nhiều di tích, thắng cảnh và có truyền thống văn hóa đa dạng. Đặc biệt như Bản Đôn là một địa danh đã được đưa vào bản đồ du lịch thế giới vì truyền thống săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và Buôn Ma Thuột được xem như là một trong những thủ phủ cà phê. 2. Văn hóa• Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu; như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người MNông...; như các đàn đá, đàn Trưng, đàn klông pút... Đắk Lắk cũng là một phần của Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có các ngôi nhà dài truyền thống của người bản địa mà theo huyền thoại có thể dài như tiếng chiêng ngân hoặc các bến nước tại các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở các buôn làng ở Đắk Lắk còn có những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và kể cả thuyền độc mộc đẽo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn.• Văn hoá hiện nay Đắk Lắk còn lưu giữ và bảo tồn được các công trình cổ, di tích lịch sử như:Toà Giám mục tại Đắk Lắk , Biệt điện Bảo Đại, Tường bao trụ sở Điện lực Đắk Lắk, Nhà ở trong các đồn điền cà phê thời Pháp thuộc, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk - Số 04 Nguyễn Du, Bảo tàng Cách mạng ở Buôn Ma Thuột. Bên cạnh đó Đắk Lắk còn có các lễ hội của người đồng bào dân tộc thiểu số đáng chú ý như: Lễ mừng lúa mới, Lễ bỏ mả, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng Bến nước, Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền thống.• Văn hoá ẩm thực: Do Đắk Lắk có đến 44 dân tộc anh em nên ẩm thực ở đây thực đa dạng, có đủ các món ăn của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nhiều người còn đánh giá là hàng quán ở Đắk Lắk nấu ăn ngon, hợp khẩu vị của đa số. Đáng chú ý là các món ăn dân dã Tây nguyên như Gà nướng Bản Đôn, các món nấu với lá giang, cà đắng, các món chế biến từ cá sông… Về rượu, ở Đắk Lắk tuy phổ biến rượu cần với nhiều nhãn hiệu nhưng đặc biệt nhất thì lại phải nói đến rượu Ama Kông.• Văn hoá đặc biệt là văn hoá cà phê Tuy cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (năm 1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của người Pháp. Hiện tại theo số liệu niên giám thống kê năm 2006, Đắk Lắk có 174.740 ha cà phê. Đắk Lắk cũng là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê trung bình cao nhất thế giới 2,5 tấn/ha. Tổng sản lượng cà phê năm 2006 của Đắk Lắk là 435.025 tấn, góp phần trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 của những quốc gia xuất khẩu cà phê và là nhà xuất khẩu cà phê vối hàng đầu. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất. Vì những lý do trên, Buôn Ma Thuột hay được gọi là là thủ phủ cà phê. Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, các quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ vào một quán thôi thì cũng phải mất cả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: