Danh mục

Giới thiệu về 'tôn giáo và sinh thái học'

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 686.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu những quan điểm học thuật và tôn giáo về mối quan hệ giữa “tôn giáo” và “sinh thái học” hiện nay. Bài viết trình bày các khái niệm cơ bản, giới thiệu mối quan hệ thực tiễn giữa hai đối tượng của một lĩnh vực học thuật và cũng là một phong trào xã hội mới nổi lên này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu về “tôn giáo và sinh thái học”Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 – 2017 75HOÀNG VĂN CHUNG**ĐỖ LAN HIỀN** GIỚI THIỆU VỀ “TÔN GIÁO VÀ SINH THÁI HỌC” Tóm tắt: Bài viết giới thiệu những quan điểm học thuật và tôn giáo về mối quan hệ giữa “tôn giáo” và “sinh thái học” hiện nay. Bài viết trình bày các khái niệm cơ bản, giới thiệu mối quan hệ thực tiễn giữa hai đối tượng của một lĩnh vực học thuật và cũng là một phong trào xã hội mới nổi lên này. Phần cuối, bài viết khái quát những đề xuất của các học giả đồng thời cũng là các nhà lãnh đạo tôn giáo/tinh thần đang có ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay nhằm phát huy năng lực của tôn giáo vào trong nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên. Từ khóa: Tôn giáo, sinh thái học, môi trường tự nhiên, biến đổi khí hậu. 1. Giới thiệu 1.1. Bối cảnh chung Bước vào thế kỷ 21, một trong những vấn đề nhân loại rất quan tâmlà biến đổi khí hậu. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, biến đổi khí hậu đượccho là đã diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Các nghiên cứu chỉ ra biến đổikhí hậu có mối liên hệ nhân-quả với sự suy thoái của môi trường tựnhiên mà con người chính là thủ phạm. Thậm chí, có những ý kiến nóirằng đã xảy ra sự khủng hoảng về môi trường sống trên phạm vi toànthế giới. Những thảo luận về những hành động khẩn thiết để cùng bảovệ môi trường tự nhiên vì một cuộc sống lành mạnh, và vì lợi ích củacác thế hệ tương lai thu hút người tham gia từ đủ các lĩnh vực như chínhtrị, ngoại giao quốc tế, kinh tế, khoa học, giáo dục, v.v... Các tôn giáocũng được kêu gọi tham gia vào nỗ lực toàn cầu này. Người ta bắt đầutìm kiếm lại từ kinh sách và lời dạy của giáo chủ, từ thần học và những* Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.** Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.Ngày nhận bài: 6/11/2017; Ngày biên tập: 16/11/2017; Ngày duyệt đăng: 27/11/2017.76 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2017tiến triển của luận giải lại về kinh sách để thấy những giá trị về mặtnhận thức, về thế giới quan, về các nguyên tắc đạo đức, cũng như vềnhững tấm gương trong gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên. Trên thế giới, lĩnh vực nghiên cứu “tôn giáo và sinh thái học”(Religion and Ecology) là một lĩnh vực mới xuất hiện chỉ khoảng 2thập niên qua. Các nhà khoa học tiên phong và có nhiều công trìnhnhất phải kể đến cặp vợ chồng Mary Evelyn Tucker và John A. Grim.Mary Evelyn Tucker là giáo sư của đại học Yale (Mỹ) cùng với chồngsáng lập Diễn đàn Tôn giáo và Sinh thái học và thực hiện nhiều hoạtđộng khác nhằm đưa chiều kích tôn giáo vào các nỗ lực bảo vệ môitrường sinh thái. Bên cạnh hai học giả này, còn có một số nhà nghiêncứu khác như Roger S. Gottlieb, Kusumita Pedersen, Christopher KeyChapple, Willis Jenkin hay David L. Gosling cũng thể hiện sự quantâm sâu sắc đến chủ đề này. Song song với giới học thuật, còn cónhững nhà lãnh đạo tinh thần/tôn giáo khác cũng cung cấp nhiều quanđiểm và cơ sở lý luận cho trách nhiệm của tôn giáo với bảo vệ môitrường tự nhiên, như: Dalai Lama, Thích Nhất Hạnh, Giáo hoàngFrancis, v.v... Bài viết này sẽ chủ yếu giới thiệu và diễn giải lại quanđiểm của các nhà nghiên cứu và lãnh đạo tôn giáo nói trên về mốiquan hệ giữa tôn giáo và sinh thái học cũng như đề xuất của họ nhằmứng phó với một trong những vấn đề lớn nhất mà nhân loại đã và đangphải đối mặt. 1.2. Một số khái niệm cơ bản Bài viết này chủ yếu dựa trên hai khái niệm căn bản là “tôn giáo”và “sinh thái học”. Ngoài ra, cũng cần nói thêm về các khái niệm khácnhư “truyền thống tôn giáo”, “đạo đức tôn giáo”, “cái Thiêng”, “môitrường tự nhiên”, “tôn giáo và sinh thái học”, “sinh thái học tôn giáo”,hay “vũ trụ luận tôn giáo”. Tôn giáo (religion) Một định nghĩa chung về tôn giáo, theo cách nhìn gắn với sinh tháihọc, đã được Mary Evelyn Tucker và John A. Grim đề xuất. Theo họ,“Tôn giáo không chỉ đơn giản là một niềm tin vào một vị thần siêuviệt hoặc một phương tiện để có một cuộc sống sau cái chết. Hơn thế,tôn giáo là một định hướng đến vũ trụ và vai trò của con người trongHoàng Văn Chung, Đỗ Lan Hiền. Giới thiệu về… 77vũ trụ ấy”1. Theo cách nhìn này, họ đặt các thực hành tôn giáo của conngười trong bối cảnh vũ trụ luận (cosmology). Cho nên nói về tôn giáolà nói về “những câu chuyện về sự hình thành vũ trụ, các hệ biểutượng, các thực hành nghi lễ, các quy phạm đạo đức, các quá trình lịchsử, các cấu trúc có tính thể chế vốn truyền tải một quan niệm về conngười như đã được gắn vào một thế giới của ý nghĩa và trách nhiệm,của sự biến đổi và tưởng niệm. Tôn giáo kết nối con người với mộtđấng thần linh hoặc một thần tính hằng hữu, với cộng đồng người, vớicộng đồng nhân loại rộng lớn hơn. Nó kết nối con người với ma trậnlớn hơn của sự kỳ bí trong đó cuộc sống phát sinh, phát tri ...

Tài liệu được xem nhiều: