Danh mục

Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Ma Văn Kháng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.79 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Ma Văn Kháng Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Ma Văn Kháng Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệthuật cho tác phẩm của mình. Bởi theo M. Khrapchencô, “cái quan trọng trong tài năngvăn học (...) là tiếng nói của mình (...), là cái giọng riêng biệt của chính mình không thểtìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”(1). Hơn nữa, ở mỗi một tác phẩmvăn chương, giọng điệu chính là “một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩmvà mang một nội hàm tư tưởng thẩm mỹ” (Trần Đình Sử). Giọng điệu nghệ thuật bị chiphối từ rất nhiều yếu tố, từ cái nhìn hiện thực, cảm hứng sáng tác, đến tư tưởng tình cảmcủa tác giả với những sự vật, sự việc, con người... Giọng điệu ấy lại được cụ thể hoá quatừ ngữ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm, để qua đó bộc lộ“thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng đượcmiêu tả” và thiết lập các mối quan hệ “thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châmbiếm”(2). Mỗi tác phẩm văn chương đều có sắc thái giọng điệu riêng. Hơn thế, trong mỗi tácphẩm, bên cạnh giọng điệu chủ đạo, bao giờ cũng tồn tại nhiều sắc thái giọng điệu khácnhau. Bởi cũng theo M. Khrapchencô, “giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ màcòn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những giọng điệu khác nhau”(3). Như vậy, cácsắc thái giọng điệu đã trở thành phương tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiện thực vào tácphẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Chính vì thế khi nghiên cứu sáng táccủa một nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật của họ. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn họcViệt Nam thời kỳ đổi mới. Với sự chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn hiện thựcđa diện, đa chiều, phức tạp, nhà văn đã cảm nhận cuộc sống trong nhiều cung bậc tốt -xấu,trắng - đen, thiện - ác. Chính từ cái nhìn đa dạng, đa chiều như thế, tiểu thuyết Ma VănKháng thời kỳ đổi mới đã đem đến nhiều sắc thái giọng điệu và yếu tố thẩm mỹ này đãgóp phần quan trọng vào thành công của mỗi tác phẩm. 1. Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng Bước vào thời kỳ đổi mới, khi cuộc sống thật bộn bề, Ma Văn Kháng đã có nhiềutrăn trở, suy tư. Điều trăn trở nhất của ông chính là làm sao để mô tả được dòng chảy trongtrẻo giữa dòng sông cuộc sống trong - đục hôm nay. Chính Ma Văn Kháng đã từng tâm sự:“Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường vàlớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cảnhững đắng cay xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp củacuộc sống...”. Có lẽ vì thế mà trong các tác phẩm của mình, ông luôn tìm tòi, thiết tha thểhiện mọi điều tốt đẹp từ cuộc sống, từ con người. Ông luôn trân trọng và hướng con ngườitới cái chân- thiện- mỹ, tới cội nguồn văn hoá đạo đức truyền thống dân tộc. Chính vì thếnhà văn đã tìm đến giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng. Hơn thế, nhân vật trong tiểu thuyếtthời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng thường là những nhân vật trí thức. Đúng như bản chấtcủa nó, nhân vật trí thức chân chính luôn có ý thức sâu sắc về trách nhiệm trước bản thân,nghề nghiệp và cuộc sống. Họ luôn là người tinh tế, nhạy cảm. Do vậy, giọng điệu trữ tìnhthiết tha sâu lắng trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng khá nổi trội. Trước hết, giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng được Ma Văn Kháng sử dụng khinhân vật bộc lộ tấm lòng thành kính biết ơn cuộc đời, biết ơn những giá trị văn hoá truyềnthống tốt đẹp. Người đọc không khỏi bùi ngùi chứng kiến lúc ông Bằng (Mùa lá rụngtrong vườn) đứng trước bàn thờ tiên tổ xúc động tri ân thể hiện lòng tôn kính: “Thưa thầymẹ đã cách trở nghìn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng ngheđâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thànhdưỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh,huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trongcộng đồng dân tộc yêu thương”(4). Giọng điệu trữ tình trong đoạn văn được thể hiện trướchết từ chính cảm xúc sâu lắng chân thành của nhân vật khi thể hiện niềm tâm giao vớingười đã khuất. Giọng điệu ấy được nhà văn cụ thể hoá qua sự xuất hiện đậm đặc nhữngtừ láy. Đoạn văn chỉ có 3 câu mà có tới 9 từ láy xuất hiện. Chính nó đã làm cho mạch trữtình thiết tha lắng đọng hơn. Và trước vẻ đẹp trí tuệ, nhân cách của con người trí thức chân chính, Ma VănKháng thực sự rung động trong niềm trân trọng say mê. Đó là Tự (Đám cưới không cógiấy giá thú), là Khiêm (Ngược dòng nước lũ), là ông Thiêm (Chó Bi, đời lưu lạc)...Người đọc thực sự cảm động khi được chứng kiến những lúc Tự đắm mình trong khônggian giữa sân trường, thả hồn mình vào những kỷ niệm êm đềm – khung trời rợp cây, màuđỏ hoa phượng rực rỡ, tiếng ve lanh lảnh da diết nỗi niềm, “chưa bao giờ Tự nhận thấygiai điệu nào đẹp trong sáng và xúc động như thế”. Tự sung sướng nhận ra mình vẫn cònnguyên vẹn những “rung động non tơ, những ham mê say đắm” giữa cuộc đời còn nhiềubất cập, bất ổn hôm nay; lúc Khiêm sau bao nhiêu đắng cay nhận ra thói trơ tráo, vô liêmsỉ từ những bạn bè đồng nghiệp, anh trở về miền đất trung du máu thịt, thả mình vào vùngquê yên tĩnh với những con người hồn hậu chất phác để tiếp tục nuôi dưỡng, tìm lại cảmxúc viết nên bao tác phẩm văn chương... Cung bậc trữ tình thiết tha sâu lắng nhất trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng được thểhiện khi nhà văn để người trần thuật ở ngôi thứ nhất, tự mình cảm nhận, tự mình bày tỏmáu thịt nỗi lòng qua sự trải nghiệm từ chính cuộc đời. Hãy lắng nghe nhân vật Duy (Côicút giữa cảnh đời) thổ lộ lòng mình từ sự biết ơn không gì so sánh nổi đối với bà nội – bàtiên của đời mình: “Ơn bà mã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: