Danh mục

GIỐNG LÚA LC 93-1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.37 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giống lúa cạn LC93-1 là giống được Viện Bảo vệ thực vật chọn lọc từ dòng gốc CT7739-2-M-3-3-2, có số thứ tự thứ 17 trong tập đoàn lúa cạn nhập nội năm 1993 của IRRI và có nguồn gôc stừ CIAT. Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hoá từ năm 2000. 2. Một số đặc điểm của giống: - Thời gian sinh trưởng: vụ mùa: 110-130 ở vùng núi phía Bắc, (ngắn ngày hơn giống địa phương từ 30-35 ngày), từ 100-105 ngày ở các tỉnh phía Nam. - Chiều cao cây: 110-130cm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIỐNG LÚA LC 93-1 GIỐNG LÚA LC 93-1 1. Nguồn gốc: - Giống lúa cạn LC93-1 là giống được Viện Bảo vệ thực vậtchọn lọc từ dòng gốc CT7739-2-M-3-3-2, có số thứ tự thứ 17 trong tập đoànlúa cạn nhập nội năm 1993 của IRRI và có nguồn gôc stừ CIAT. Giống đãđược Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hoá từ năm 2000. 2. Một số đặc điểm của giống: - Thời gian sinh trưởng: vụ mùa: 110-130 ở vùng núi phía Bắc,(ngắn ngày hơn giống địa phương từ 30-35 ngày), từ 100-105 ngày ở cáctỉnh phía Nam. - Chiều cao cây: 110-130cm, đẻ nhánh trung bình, kiểu hìnhcây gọn, lá đứng xanh bền, thuận lợi cho việc trồng dầy. - Năng suất: 30-35 tạ/ha/vụ, khối lượng 1000 hạt 24-26 gam.Hạt dài dẹp, gạo ngon, cơm dẻo thơm. 3. Yêu cầu kỹ thuật gieo trồng giống lúa cạn LC93-1: - Chọn đất: Đất đồi dốc - Làm đất: Theo phương pháp làm đất khô, cày 2 lượt bừa 2-3lượt. Nếu đất dốc không có điều kiện cày bừa cần làm sạch cỏ phơi khô đấtvà làm bờ chống xói mòn. - Thời vụ: + Vùng miền núi, Trung du phía Bắc và Bắc Trung Bộ: Tốtnhất gieo trong tháng 5. + Vùng Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộthì có thể gieo muộn hơn tuỷ tình hình mưa. Phương pháp gieo: Gieo hạt khô (không ngâm ủ) ngay sua khilàm đất xong lần cuối để đất còn đủ ẩm. Có thể gieo theo 3 cách: + Gieo hốc theo hàng với khoảng cách hàng x hàng: 22-25 x10-13cm, mỗi hốc 3-5 hạt sau đó lấp đất (để có mật độ 35-45 khóm/m2) + Gieo vãi theo hàng với khoảng cách hàng x hàng 22-25cm,gieo bằng máy. - Lượng giống gieo: Đất tốt và có điều kiện thâm canh gieo100kg/ha còn đất xấu hơn có thể gieo 120kg/ha. - Phân bón: Lượng phân cho 1000m2 + Phân chuồng: 600-900kg + Vôi bột: 30-40kg + Phân Urê: 15kg + Phân lân: 30-40kg + Phân Kali: 7kg - Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, lân và 20% đạm urê. + Bón thúc đợt 1: Sau gieo 15-20 ngày, 30% đạm urê và 40%Kali + Bón thúc đợt 2: Sau gieo 35-40 ngày, 30% đạm urê, 60%Kali. + Bón đón đòng: 20% lượng đạm urê còn lại vào thời kỳ lúasắp trỗ (khoảng 65-70 ngày sau khi gieo) - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Chú ý: Trừ cỏ bằng tay hoặc bằng thuốc trừ cỏ Dual hoặcButachlo phun hỗn hợp với diệp lục trước khi lúa trỗ cho lúa trỗ đều. Trừ ọxít bằng thuốc Fastac khi lúa trỗ bông và sau trỗ bông. Giống lúa cạn LC93-1 là giống có năng suất cao khả năng chịuhạn khá, ngắn ngày, chịu thâm canh, phẩm chất gạo tốt và có khả năng thíchứng rộng, là giống có khả năng có thể giải quyết an ninh lương thực tại chỗcho vùng cao.

Tài liệu được xem nhiều: