Danh mục

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.34 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài làm rõ vai trò của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời đưa ra phương hướng, giải pháp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM trong thời kì hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhậpKỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP Nguyễn Hoàng Hải (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Chính trị) GVHD: ThS Nguyễn Huỳnh Bích Phương1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, cùng với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, xu thế hội nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng trên tấtcả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa. Thế giới xích lại gần nhau hơn,trong xu thế hội nhập việc giao thoa giữa các nền văn hóa là điều không tránh khỏi.Trong đó tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại làm giàu văn hóa đất nước mình làđiều cần làm. Nhưng tiếp thu nền văn hóa tiên tiến phải trên cơ sở kế thừa và phát huygiá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa là vốn quý, là nền tảng tinh thần của dân tộc, cũngchính vì giữ được văn hóa mà ta giữ được đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam. Trước đây, để phát triển đất nước, người ta chỉ chú trọng phát triển kinh tế màxem nhẹ phát triển văn hóa. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa họcvà công nghệ hiện đại, với nền kinh tế tri thức, là sáng tạo và đổi mới không ngừngnhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạngvà phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hayít lao động, vốn, kĩ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng pháthuy tối đa tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạonày nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường vàkhả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lí, lối sống… cho nên việc giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập có ý nghĩa vai trò hết sức quan trọng đốivới sự phát triển của đất nước. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Cung cấp cơ sở lí luận về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc. Đề tài làm rõ vai trò của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh (TPHCM) trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời đưara phương hướng, giải pháp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viênTrường Đại học Sư phạm TPHCM trong thời kì hội nhập.146 Năm học 2016 - 2017 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, dựa trên kết quả của những nhà nghiên cứu đi trước khái quát lại, thế nàolà văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc. Hai là chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực củathời kì hội nhập đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ba là, làm rõvai trò của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM trong việc giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc. Bốn là, nêu lên thực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc trong sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Năm là, đề ra phương hướng,giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường Đại học Sưphạm TPHCM trong thời kì hội nhập. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm phân tích và tổnghợp, quy nạp và diễn dịch, thống nhất logic – lịch sử… Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sátthực tế, số liệu của tổ chức Đoàn Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường Đạihọc Sư phạm TPHCM trong thời kì hội nhập tại Trường Đại học Sư phạmTPHCM. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường Đại học Sưphạm TPHCM trong thời kì hội nhập2. Bản sắc văn hóa dân tộc và tác động của thời kì hội nhập đến bản sắc văn hóadân tộc 2.1. Bản sắc văn hóa dân tộc Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quanhệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nêncon người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa có vai trò rất quan trọngtrong cuộc sống, được xem là nền tảng tinh thần của xã hội là động lực của sự pháttriển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định. Văn hóa khơi dậy mọi tiềmnăng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh to lớn trong con người đóng góp vàosự phát triển xã hội. Trước đây, để phát triển đất nước, người ta chỉ chú trọng phát triển kinh tế màxem nhẹ phát triển văn hóa. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa họcvà công nghệ hiện đại, với nền kinh tế tri thức, là sáng tạo và đổi mới không ngừng 147Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKHnhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạngvà phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hayít lao động, vốn, kĩ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng pháthuy tối đa tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạonày nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường vàkhả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lí, lối sống… cho nên việc giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập có ý nghĩa vai trò hết sức quan trọng đốivới sự phát triển của đất nước. Có thể thấy, văn hóa là một hiện tượng bao trùm toàn bộ đời s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: