Danh mục

Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị - Điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.74 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị - Điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam" trên cơ sở làm rõ tính định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị ở Việt Nam; phân tích nguy cơ chệch hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị, đảm bảo cho sự phát triển bền vững đất nước theo con đường đã lựa chọn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị - Điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt NamTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG Xà HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM Tô Thanh Tùng Học viện Kỹ thuật Quân sự Tác giả liên hệ: Tô Thanh Tùng, email: thanhtungk51@gmail.com Tóm tắt: Trải qua 35 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạt được, Đại hội XIII (2021) của Đảng cũng khẳng định: Bốn nguy cơ đã chỉ ra ở các kỳ Đại hội trước vẫn còn hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn. Có biểu hiện chưa quan tâm đúng mức bảo đảm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên một số mặt. Chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị có thể dẫn đến làm suy yếu Đảng, biến chất chế độ, đưa đất nước đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Bài viết trên cơ sở làm rõ tính định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị ở Việt Nam; phân tích nguy cơ chệch hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị, đảm bảo cho sự phát triển bền vững đất nước theo con đường đã lựa chọn. Từ khóa: định hướng xã hội chủ nghĩa; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.1. MỞ ĐẦU Từ năm 1930, cùng với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, định hướng xãhội chủ nghĩa (XHCN) và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trở thành vấnđề lý luận và thực tiễn cơ bản, trọng yếu, chi phối toàn bộ đường lối chính trị củaViệt Nam. Qua thời gian, đường lối chính trị ấy được xác định một cách có hệ thống,trở thành ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam. Định hướngXHCN mà đặc biệt là định hướng trên lĩnh vực chính trị có vị trí vô cùng quantrọng, là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự phát triển đúng định hướng của kinh tế,văn hoá, xã hội, nhất là giai đoạn có những bước chuyển biến lớn về kinh tế - xã hộitrong thời kỳ quá độ hiện nay. 696KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU2.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về “định hướng XHCN” trên lĩnh vựcchính trị ở Việt Nam Thuật ngữ “định hướng XHCN”, được đề cập đến lần đầu tiên trong Nghịquyết Hội nghị Trung ương 6 - khoá VI (3/1989) và được ghi vào Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991). Theo từ điển tiếng Việt củaViện Ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng (1997), “định hướng XHCN” là xác địnhphương hướng cho các hoạt động hiện tại hướng đến mục tiêu XHCN trong tươnglai (T. H. Phùng, 2019). Điều này gián tiếp khẳng định Việt Nam hiện tại chưa phảilà XHCN và CNXH vẫn là mục tiêu hướng tới của cách mạng Việt Nam. Kể từ sauĐại hội VII (1991), thuật ngữ “định hướng XHCN” xuất hiện thường xuyên trongcác văn kiện của Đảng và Nhà nước. Nội dung của định hướng XHCN ở Việt Namngày càng được làm sáng rõ trên các lĩnh vực. Trong thực tiễn, phong trào cách mạng Việt Nam theo định hướng XHCN xuấthiện sớm hơn nhiều so với thuật ngữ. Từ năm 1930, cách mạng Việt Nam đặt dướisự lãnh đạo của Đảng luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đó là sợichỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng. Khi hoàn thành nhiệm vụ độc lập dân tộcvà chuyển sang thực hiện nhiệm vụ cách mạng XHCN, trong thời kỳ quá độ, nhucầu cấp bách về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cùng các mâu thuẫnnảy sinh từ thực tiễn đất nước đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc giữ vững địnhhướng XHCN. Giữ vững định hướng XHCN vừa là bảo vệ thành quả cách mạng,đồng thời là sự kiên trì con đường cách mạng đã lựa chọn, độc lập dân tộc và CNXH- ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt Nam. Định hướng XHCN ở Việt Nam là những giá trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn, xác lập nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dântộc và xây dựng thành công CNXH. Định hướng XHCN trên lĩnh vực chính trị thựcchất là việc xác lập những giá trị XHCN trên lĩnh vực chính trị. Những giá trị nàythể hiện tập trung ở những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, hệ tư tưởng và đường lối chính trị XHCN. Sự đúng hướng hay chệch hướng trên lĩnh vực chính trị bắt đầu từ sự đúnghướng hay chệch hướng về hệ tư tưởng và đường lối chính trị quốc gia. Một hệ tư 697TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGtưởng cách mạng, khoa học sẽ giúp Đảng có được quan điểm, nhận thức đúng đắnvề mục tiêu cơ bản trước mắt, cũng như con đường phát triển lâu dài của cách mạng(Trường, 2000, 97). Hệ tư tưởng chính trị ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn là hệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: