Danh mục

GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.65 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuynhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinhyếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điềuđáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưngmỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiệnhoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và tháiđộ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗcủa thầy cô giáo) thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi họcsinh cũng phải khác nhau. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ: 1. Về công tác triển khai kế hoạch chỉ đạo của ngành các cấp: Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thơi các văn bản chỉ đạo, các hướngdẫn cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém,ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và chamẹ học sinh thực hiện ngay từ đầu năm học, đặc biệt là sau khi khảo sát chất lượnghọc sinh đầu năm học và ở hội nghị CBCC để triển khai các biện pháp thực hiệnphong trào và thông qua các chỉ tiêu thi đua đến cuối năm học. Sau đó tiếp tục đưara bàn bạc trong Đại hội CMHS đầu năm. 2.Về công tác khảo sát chất lượng và xây dựng kế hoạch : - Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học qua, so sánh với kếtquả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học này, căn cứ sĩ số học sinh đầu nămhọc với sĩ số học sinh từng tháng để tiến hành thống kê số liệu, xác định và phânloại số học sinh yếu kém, học sinh bỏ học ở từng lớp, từng khối lớp. - Căn cứ kế hoạch của Phòng GD-ĐT, căn cứ vào tình hình địa phương, vàkết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chi tiết cụthể, phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch trong năm học và đề ra cácgiải pháp chủ yếu trong triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo cấp trường, tổchức ký kết giao ước thi đua thực hiện nhiệm vụ. 2.1. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học: Sau khi tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm ít nhất ở 02 mônTiếng Việt và Toán, cần: - So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm này với kết quả xếp loại học lực cuối năm qua; các chỉ số về tỷ lệ tăng hay giảm sút? - So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm này với kết quả khảo sát cùng kỳ năm học qua; phân tích các chỉ số nói lên điều gì? 2.2. Nguyên nhân học sinh học yếu kém: Bước tiếp theo có thể khảo sát, tìm ra nguyên nhân học sinh học tậpyếu kém vì các nguyên nhân như: - Tiếp thu chậm; hổng hóc kiến thức; - Thiểu năng trí tuệ; - Lười, chán học; - Hoàn cảnh khó khăn; - Cha mẹ không quan tâm; - Sức khoẻ, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh; - Xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tiện; - Nguyên nhân khác,… 3. Về phát huy các nguồn lực trong nhà trường: - Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4nội dung do Bộ GD-ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiệntượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra-thi cử trong toàn ngành. - Ưu tiên phân công các GV có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức,tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém. Dạy phụ đạo, HSyếu, kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thíchđộng viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượtkhó để tiến bộ. - Giáo viên phải nắm hết các điểm yếu, các nơi hổng hóc trong kiến thức củatừng học sinh yếu kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo khôngkhí căng thẳng, không được có lời lẽ và thái độ nặng nề với các em trong giờ dạyvà trong các lần kiểm tra. Tất cả các trường hợp giảng dạy không đạt yêu cầu, HSyếu kém không tiến bộ thì phải được phân công lại. - Đẩy mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phútđầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bàitập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bàitập, tổ chức học tổ, học nhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN. - Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm điển hình vềcông tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm về giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém,duy trì sĩ số học sinh. Hướng dẫn tổ chức tiết hoạt động tập thể để phát huy tínhchủ động, tự quản và thi đua học tập của lớp, tổng kết tình hình học tập, biểudương, khen ngợi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: