Danh mục

Giúp học sinh học tốt phân môn Tập Làm Văn lớp 3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.71 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm học 2008-2009, tôi được BGH trường phân công giảng dạy lớp 3B, tổng số học sinh trong lớp là 30 em, trong đó có 7 học sinh yếu kém. Có một nửa lớp là học sinh chậm vì gia đình ít quan tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp học sinh học tốt phân môn Tập Làm Văn lớp 3 Giúp học sinh học tốt phân môn Tập Làm Văn lớp 3 I. HOÀN CẢNH NẢY SINH : Năm học 2008-2009, tôi được BGH trường phân công giảng dạy lớp3B, tổng số học sinh trong lớp là 30 em, trong đó có 7 học sinh yếu kém. Có một nửalớp là học sinh chậm vì gia đình ít quan tâm. Từ tình hình thực tế lớp như thế, bản thân tôi đã suy nghĩ để tìm ra biệnpháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em. Phân môn Tập Làm văn lớp 3 theo chương trình SGK mới được cải tiến,chất lượng cao hơn so với sách giáo khoa biên soạn trước đây, cho nên tôi phải vừabảo đảm chương trình đúng theo lịch báo giảng, vừa dạy tốt và ôn luyện cho học sinhyếu trong lớp. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN : Để có các biện pháp tốt, thích hợp cho từng đối tượng, ngay từ đầu nămhọc, tôi đã căn cứ vào khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại trình độ học sinh .Chất lượng học tập của các em như sau : - Giỏi : 8 em - Khá : 5 em - Trung bình : 10 em - Yếu : 7 em Trong đó số học sinh yếu, trung bình là do không làm được bài Tập Làm văn. từ thực tế này tôi đã lập kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ các em. 1) Bước thử nghiệm : Đầu tiên, tôi chọn em Tài là học sinh yếu để tìm các biện pháp giúp đỡ. Em Tàimất căn bản về đọc : đọc còn đánh vần, phát âm sai, đọc chậm, lại ít khi được rènđọc. Về viết bài và các hoạt động học tập khác : Tài viết chậm, thụ động, ít phátbiểu…dẫn đến yếu cả môn Tiếng Việt , nhất là phân môn Tập Làm văn. Trước hết,tôi tạo điều kiện thuận lợi nhất về sách vở, sắp xếp chỗ ngồi gần giáo viên …giúp choem Tài chủ động học tập. Vì ngồi gần giáo viên nên em được theo dõi đều hơn,thường xuyên được gọi phát biểu, giáo viên sửa sai, uốn nắn, nhắc nhở em viết bàinhanh hơn, và nhờ đó em cũng chú ý nghe giảng bài hơn. Bên cạnh, tôi phân công em Khuê là học sinh khá giỏi trong lớp, lại ở gần nhàem Tài thành đôi bạn học tập, giúp đỡ nhau trong học tập ở trường cũng như ở nhà . Về phía gia đình, tôi gặp phụ huynh em Tài thường xuyên để trao đổi về tìnhhình học tập của em, yêu cầu gia đình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việchọc tập, làm bài tập ở nhà đầy đủ để Tài tiến bộ hơn. 2.Áp dụng cho các đối tượng khác trong lớp : Qua một thời gian, tôi nhận thấy em Tài có nhiều tiến bộ, cho thấy những biệnpháp đó đã đem lại hiệu quả.Trên cơ sở ban đầu đó , tôi bắt đầu đi sâu vào từng phânmôn nhất là Tập làm Văn để nâng cao dần chất lượng học tập cho em. Tôi tiếp tụctiến hành phân nhóm đôi bạn học tập cho các em yếu còn lại trong lớp. Cừ mỗi họcsinh khá, giỏi được phân công giúp đỡ một bạn yếu hơn, mục dích nâng dần số HSyếu lên trung bình. Hằng ngày, tôi kiểm tra việc chuẩn bị, học thuộc bài cũ vào đầugiờ, giúp tôi phát hiện mặt còn hạn chế của học sinh để kịp thời uốn nắn Trong giờhọc, tôi yêu cầu học sinh phải chú tâm nghe giảng bài, chép bài, làm bài đầy đủ ở lớpcũng như ở nhà. Cuối tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên và học sinh có nhận xét chung vềđôi bạn học tập, bình chọn đôi bạn học tập có tiến bộ trong tuần để tuyên dương vàđộng viên đôi bạn chưa có tiến bộ phải cố gắng. Để có thêm tư liệu cho việc giảng dạy tôi đọc sách báo, nghiên cứu một số tàiliệu như các tập san, các tài liệu về tâm lý giáo dục, về tâm lý trẻ… nhằm trang bị chomình thêm những kinh nghiệm của những đồng nghiệp khác từ đó, các biện pháp sẽđạt hiệu quả cao hơn. Trong giảng dạy tôi áp dụng các biện pháp, các thủ thuật hoặc trò chơi nối chữvới chữ, câu với câu kết hợp phân môn Luyện từ và câu vào thực tiễn giảng dạy, đểtạo không khí sôi nổi, hứng thú học tập của học sinh. Trong giờ học, tôi chú ýthường xuyên gọi học sinh yếu trả lời những câu hỏi dễ, đơn giản để các em tập phátbiểu, hoạt động nhiều hơn với các bạn. Ngoài ra, để thu hút sự chú ý của các em này, tôi đã sử dụng các loại thiết bịdạy học như tranh ảnh, mẫu đơn, mẫu tin thể thao… phù hợp với nội dung từng bàihọc, qua đó giáo dục tư tưởng, liên hệ thực tiễn giúp học sinh mở rộng vốn từ, rènluyện câu văn khi viết bài. Đối với mỗi tiết học, tôi phải chuẩn bị thiết kế bài giảngthế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh như đã phân loại, nhằm làm cho tấtcả học sinh đều có cơ hội được học, được làm bài đầy đủ sát với nội dung tiết học. Riêng về phân môn Tập Làm văn, khi dạy các tiết có yêu cầu nói(hoặc kể) vàviết thì tôi đã có những biện pháp sau : - Về nói(hoặc kể) : Rèn kĩ năng nói hoặc kể cho học sinh bằng các câu hỏitừ dễ đến khó, hướng dẫn cho học sinh biết dùng ngôn ngữ để trả lời câu hỏi chínhxác, đầy đủ ý, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. Một số tiết tôi giúp cho học sinh cách giaotiếp trong sinh hoạt gia đình bằng lời nói hoặc phát biểu trong sinh hoạt tập thể, cáchoạt đông của tổ, của lớp… - Về nghe : Rèn tập cho học sinh kĩ năng nghe trong các tiết học cóthảoluận tổ, các tiết sinh hoạt, nghe, hiểu và kể lại được nội dung các mẫu chuyện ngắn,biết nhận xét về nhân vật trong các câu chuyện. - Về viết : Rèn cho học sinh kĩ năng viết như viết lại câu trả lời cho câuhỏi, đúng nội dung, đúng ngữ pháp, viết thành câu rõ ràng, đủ ý. Biết viết đơn, viết tờkhai theo mẫu, viết thư ngắn để báo tin tức hoặc hỏi thăm sức khoẻ người thân, bạnbè…Có thể cho các em kể lại nội dung một bức tranh, một cảnh đẹp của đấtnước…hoặc viết lại một buổi biểu diễn nghệ thuật, một trận đấu thể thao mà em đãđược xem…. - Một khi học sinh đã rèn luyện về kĩ năng nói, nghe, kể lại thành thạo sựviệc, bức tranh… thì việc viết thành câu, thành bài văn sẽ dễ dàng hơn. - Qua phân môn Tập Làm Văn, các em được học cái hay, cái đẹp củatranh ảnh miêu tả cảnh đẹp, con người, đất nước, quê hương. Các em được giáo dụctư tưởng, được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: