Danh mục

Giúp sinh viên nhận thức về đặc điểm của Đạo mẫu – một tôn giáo tín ngưỡng bản địa Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.08 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đạo Mẫu là tôn giáo tín ngưỡng bản địa của Việt Nam thờ các Nữ thần, Mẫu thần, qua đó thể hiện niềm tin, ước vọng của con người về sự sinh sôi nảy nở. Trong thực tiễn cuộc sống người ta thấy, dường như yếu tố "cái", yếu tố "nữ" có ý nghĩa quyết định trong sự sinh sản, do đó sức mạnh phồn thực được quy định về "nguyên lý Mẹ" và đã hình thành nên tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần, mà đỉnh cao là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và được gọi với tên gọi chung là Đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần có mặt ở khắp các vùng miền và ở nhiều dân tộc thiểu số trong cả nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp sinh viên nhận thức về đặc điểm của Đạo mẫu – một tôn giáo tín ngưỡng bản địa Việt Nam 39 GIÖP SINH VIÊN NHẬN THỨC VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO MẪU – MỘT TÔN GIÁO TÍN NGƢỠNG BẢN ĐỊA VIỆT NAM Giảng viên: Đặng Hoàng Hà Khoa: Mầm non Địa chỉ mail: hoangha2551983@gmail.com.vn Tóm tắt Đạo Mẫu là tôn giáo tín ngưỡng bản địa của Việt Nam thờ các Nữ thần, Mẫu thần, qua đó thể hiện niềm tin, ước vọng của con người về sự sinh sôi nảy nở. Trong thực tiễn cuộc sống người ta thấy, dường như yếu tố cái, yếu tố nữ có ý nghĩa quyết định trong sự sinh sản, do đó sức mạnh phồn thực được quy định về nguyên lý Mẹ và đã hình thành nên tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần, mà đỉnh cao là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ và được gọi với tên gọi chung là Đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Nữ thần, Mẫu thần có mặt ở khắp các vùng miền và ở nhiều dân tộc thiểu số trong cả nước. Người Việt ở đồng bằng Bắc bộ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Phật Mẫu Man Nương... người Chăm ở Nam Trung bộ thờ Mẹ Xứ sở Pô Inưnaga, người Khơ-me Nam bộ thờ Bà Chúa Xứ, Bà Đen... Đạo Mẫu là một tôn giáo tín ngưỡng bản địa đặc thù của Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi trình bày ba đặc điểm cơ bản, đặc trưng của đạo Mẫu đó là: các lớp tín ngưỡng, điện thần và hệ thống lễ nghi, khả năng tích hợp các tôn giáo tín ngưỡng của đạo Mẫu. 1. Đạo Mẫu và các lớp tín ngưỡng. 2. Đạo Mẫu và hệ thống điện thờ, lễ nghi. 3. Đạo Mẫu và khả năng tích hợp các tôn giáo tín ngưỡng. Từ khóa: Đạo mẫu,tôn giáo tín ngưỡng, tô giáo tín ngưỡng bản địa I. Đặt vấn đề Kiến thức về văn hóa rất rộng, học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam với thời lượng 45 tiết giáo viên khó có thể có đủ thời gian để giúp sinh viên nắm bắt được sâu, rộng các khía cạnh rất cụ thể của đời sống văn hóa. Trong đó nội dung về tôn giáo, tín ngưỡng là một khía cạnh quan trong trong đời sống tâm linh của con người. Tôn giáo tín ngưỡng là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên. Niềm tin vào cái thiêng liêng thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại cùng với con người, là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người. Tùy theo từng hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà niềm tin đó được thể hiện ra dưới các hình thức tôn giáo tín ngưỡng khác nhau. Song, để có thể truyền đạt được sâu rộng nội dung về nội dung nay tới sinh viên đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với khuôn khổ chỉ có 02 tiết. Qua một số câu hỏi phỏng vấn, trò chuyện với 15 sinh viên, kết quả cho thấy sự hiểu biết về tín ngưỡng thờ mẫu còn rất mờ nhạt thậm chí còn có sự nhầm tưởng đó là những hoạt động mê tín dị đoan. 40 Để có thể giúp sinh viên có thêm kiến thức về nội dung « Tín ngưỡng » trong chương « Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân », người viết cung cấp sâu hơn về tín ngưỡng bản địa tiêu biểu của người Việt- Đạo mẫu. II. Phương pháp nghiên cứu 1. Tổng hợp nghiên cứu lý thuyết Thông qua các tài liệu nghiên cứu về văn hóa truyền thống để có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu, làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu của mình. Đồng thời nắm được phương pháp của các nghiên cứu đó thực hiện trước đây. Qua đó có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn để nghiên cứu hoàn thành bài viết. Các nguồn tài liệu nghiên cứu: - Sách, giáo trình - Báo, tạp chí - Các thông tin, bài báo trên internet. 2. Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành phỏng vấn sâu 15 sinh viên 2 lớp Cao đẳng sư phạm mầm non A, B K27 nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của sinh viên về đạo Mẫu. Qua đó người viết có thể định hướng được nội dung cung cấp thêm kiến thức về đạo Mẫu cho sinh viên. Bao gồm các câu hỏi và kết quả phỏng vấn cụ thể như sau: 1. Em có quan tâm đến tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam không? Đối với câu hỏi này, 10/15 sinh viên có câu trả lời là không quan tâm, 5/15 sinh viên ít quan tâm. 2. Em có biết những người phụ nữ được tôn thờ trong đời sống tâm linh của người Việt không? Đối với câu hỏi này, có 12/15 sinh viên nêu được tên một số người phụ nữ được tôn thờ trong đời sống tâm linh người Việt. 3. Em có biết tên gọi và ý nghĩa biểu tượng của các mẫu được tôn thờ trong các cơ sở thờ tự như điện, đền, phủ không? Trong câu hỏi này, 14/15 sinh viên không biết tên gọi và ý nghĩa biểu tượng của các mấu. 01 sinh viên nêu được tên các mẫu nhưng không hiểu ý nghĩa biểu tượng của các mẫu. 4. Đạo Mẫu có vai trò và ý nghĩa như thế nào đến đời sống xã hội? Kết quả của câu hỏi này là 11/15 sinh viên không biết vai trò và ý nghĩa của đạo Mẫu, 04 sinh viên hiểu một cách mơ hồ. 41 III. K ...

Tài liệu được xem nhiều: