Danh mục

Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.28 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trẻ em có đặc tính dễ sợ điều gì đó, vì xung quanh nó là một thế giới rộng lớn, chưa quen biết và chưa được khám khá. Đôi khi những chuyện đối với người lớn là hoàn toàn vớ vẩn, lại làm trẻ co rúm lại. Đừng bao giờ cho trẻ thấy là bạn xem thường nỗi sợ của chúng như thế. Nhà tâm lý học gia đình Elena Kiseleva của Nga cho biết về những nỗi sợ của trẻ em và cách giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi. Sợ hãi - bản chất tự nhiên của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ Giúp trẻ vượt qua nỗi sợTrẻ em có đặc tính dễ sợ điều gì đó, vì xung quanh nó là một thế giới rộng lớn,chưa quen biết và chưa được khám khá. Đôi khi những chuyện đối với người lớnlà hoàn toàn vớ vẩn, lại làm trẻ co rúm lại. Đừng bao giờ cho trẻ thấy là bạn xemthường nỗi sợ của chúng như thế.Nhà tâm lý học gia đình Elena Kiseleva của Nga cho biết về những nỗi sợ của trẻem và cách giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi.Sợ hãi - bản chất tự nhiên của trẻTrong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em có những nỗi sợ đặc trưng cho từng lứa tuổi,mức độ phát triển tâm lý. Đối với trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường, sự sợ hãilà phản ứng tự nhiên trong nhận thức thế giới xung quanh. Song ở những trẻ nhạycảm, nỗi sợ hãi có thể biến dạng và gắn chặt trong tâm trí chúng.Trẻ càng lớn lên, nỗi sợ càng nhiều. Ở những đứa trẻ sống trong gia đình khôngđầy đủ, nỗi sợ càng lớn, nhất là ở những bé trai sống với mẹ. Đó là do đứa trẻkhông nhận được tấm gương tích cực từ người cha và cảm thấy không tự tin, sự tựđánh giá bản thân của nó bị hạ thấp. Điều tương tự cũng liên quan tới những đứatrẻ sống trong gia đình không yên ổn và sống khép kín. Trẻ em gần đến tuổi đi họcvà bé gái càng dễ sợ hãi hơn cả. Do vậy, nếu bạn có con gái 5-7 tuổi thì cần chú ýtới con, cần tránh cho con khỏi những cảm xúc xấu không cần thiết.Có trường hợp người mẹ tìm cách tránh cho trẻ những tình huống mà chính họ gặpphải, thì trong tâm hồn chúng xuất hiện sự lo ngại, từ đó dẫn đến nỗi sợ. Nhiều khido lo lắng quá, người mẹ lại vô tình gieo rắc nỗi sợ cho con, như sợ bị chấnthương hay bị ốm. Có khi ngược lại: trẻ có quá nhiều nỗi sợ là kết quả của việccha mẹ không đủ cảm xúc, quá nghiêm khắc. Để nhận biết điều này, hãy hỏi conbạn thường mơ thấy gì. Nếu như nó thấy các nhân vật đàn ông và lo sợ, thì nhiềukhả năng đứa trẻ có vấn đề trong quan hệ với cha. Còn nếu giấc mơ có những nhânvật truyện cổ tích hay hoạt hình là nữ, thì đó là ấn tượng từ xung đột với mẹ.Điều đặc biệt nguy hiểm là khi bé trai có bố hay bé gái có mẹ quá nghiêm khắc,còn người kia quá hiền. Đứa trẻ thường nhìn vào cha hay mẹ là người cùng giới.Chính sự ủng hộ và thông hiểu của người này có ý nghĩa và được đánh giá caotrong mắt trẻ, nếu cơ chế ủng hộ và thông hiểu bất ổn, sự đánh giá bản thân củađứa trẻ bị suy giảm, nó sẽ cảm thấy mình là người không cần thiết và không thànhđạt. Tất nhiên đó là nguồn gốc nảy sinh ra những nỗi sợ khác nhau.Bình thường nỗi sợ hãi kéo dài khoảng 3-4 tuần. Nếu trong thời gian đó nỗi sợtăng lên, đó là sự sợ hãi tâm thần. Trên nền hiện tượng này có thể xuất hiện nhữngrối loạn thần kinh khác: quá mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh... Nếu bạnnhận thấy con mình có gì đó kiểu như vậy, đừng chần chừ, hãy đến ngay bác sĩtâm thần hay tâm lý trị liệu trẻ em, vì không được để quá trình này đi quá xa. Đếntrước 9-10 tuổi, sự lo sợ như một đặc điểm của cá tính còn là quá trình đảo ngượcđược, do vậy cần có sự điều khiển thường xuyên đối với các nỗi sợ hãi, nếu không,sự sợ hãi mạnh và thường xuyên khi còn nhỏ tuổi sẽ chuyển thành nỗi sợ ám ảnhkhi lớn lên.Phản ứng của cha mẹ trước chuyện này là phải bình tĩnh và đồng cảm. Khôngđược thờ ơ, nhưng sự lo lắng quá mức cũng có thể làm nỗi sợ hãi tăng lên. Hãythử bàn vấn đề đó với trẻ, đề nghị nó mô tả cảm giác và nỗi sợ của mình. Đứa bécàng nói nhiều về việc đó càng tốt. Hãy thử thuyết phục trẻ đừng sợ, hãy chia sẻkinh nghiệm với nó. Bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện và cùng con đưa ra cácbiện pháp đối phó với nỗi sợ. Ví dụ với đứa trẻ sợ chó, lúc đầu bạn nói chuyện vềnhững con vật ấy, sau đó cùng con xem các bức ảnh, hình vẽ về chúng, rồi đếnchơi nhà ai đó có chó và để con bạn chơi với nó. Bạn đánh giá một cách tế nhị sựtiến bộ của con trong việc này. Hãy cố gắng chuẩn bị cho trẻ trước tình huống đedọa đang lại gần, đảm bảo cho nó sự bảo vệ tin cậy, nhưng không nên bao bọc tháiquá.Tập dũng cảmĐừng quên rằng đa số nỗi sợ của trẻ là do đặc điểm lứa tuổi và dần sẽ qua, nhưngnhững nỗi sợ này có lưu lại lâu dài hay không, có trở thành nỗi ám ảnh bệnh hoạnhay không lại tùy thuộc vào cha mẹ. Những phương pháp sau là hiệu quả và đơngiản nhất. giúp trẻ thoát khỏi sự sợ hãiGiai đoạn 1 - vẽ nỗi sợ. Một buổi vẽ cần diễn ra trong khung cảnh yên tĩnh vàkéo dài 30 phút. Trước đó, cứ để cho trẻ chơi, tạo không khí thân mật với chúng.Sau đó, có thể chuyển sang nói chuyện, mục tiêu xác định xem trẻ sợ cái gì. Có thểthực hiện điều đó dưới dạng trò chơi. Bạn hãy ngồi cạnh trẻ, chứ không phải đốidiện, đừng quên thỉnh thoảng khuyến khích nó. Hãy hỏi: con sợ hay không sợ...và chờ câu trả lời. Sau khi ngưng một chút có thể chuyển sang nỗi sợ khác, trongkhi đó câu hỏi sợ hay không? cần thỉnh thoảng mới đưa ra. Nếu như đứa trẻ phủnhận tất cả, thử đề nghị nó trả lời không chỉ đơn giản có hay không, mà trả lời đầyđủ, ví dụ con không sợ bóng tối. Sau đó đề n ...

Tài liệu được xem nhiều: