Quyển Gương hi sinh giới thiệu tiểu sử mười nhà bác học hoặc phát minh Âu Mỹ. Những vị đó đều có công lớn với khoa học, đều làm thay đổi đời sống của chúng ta, đều nêu những tấm gương hi sinh cho cái Chân, đôi khi cả cho cái Mĩ nữa và đều coi thường vinh hoa phú quí mà đi tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân loại. Một vài nhà cũng có những tật nhỏ, nhưng chính vì vậy mà họ rất gần với chúng ta và tiểu sử của họ mới cảm động... Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gương hy sinhNguyễn Hiến Lê Gương hy sinh Vnthuquan.net, 2009 Lời nhà xuất bảnCuốn này tiếp cuốn Gương Danh Nhân và là cuốn thứ nhì trong loại Sách Thanh NiênSoạn giả đã gom lại ở đây tiểu sử mười nhà bác học hoặc phát minhÂu, Mỹ. Những vị đó đều có công lớn với khoa học, đều làm thay đổi đời sống của chúng ta, đều nêu những tấm gương hy sinh cho cáiChân, đôi khi cả cho cái Mỹ nữa và đều coi thường vinh hoa phú quýmà chỉ tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân loại. Mộtvài nhà cũng có những tật nhỏ, nhưng chính vì vậy mà họ rất gần với chúng ta và tiểu sử của họ mới cảm động. Sài -Gòn , ngày 1 - 2 - 1962 Nguyễn Hiến Lê 2Gương hy sinh1. Isaac NewtonIsaac Newton(1642 - 1726)MỘT THIÊN TÀI VĨ ĐẠI SỐNG CÔ LIÊU TRÊN TRÁI ĐẤT ĐỂ TÌMRA MỘT LUẬT CHI PHỐI TINH TÚ Ở TRÊN TRỜI“Let men rejoice that so great a glory of the human race hasappearred”“Loài người nên hoan hỉ rằng một vinh quang lớn lao bực ấy củanhân loại đã xuất hiện” (Hàng chữ khắc trên mộ của Newton tại điệnWestminster).“Tôi có cảm tưởng rằng tôi chỉ là một em bé chơi đùa trên bờ biển vàthỉnh thoảng lượm được một hòn cuội nhẵn hơn hoặc một cái vỏ sòđẹp hơn những cái người ta thường tìm thấy, trong khi đó biển chânlý mênh mông trải ra trước mặt nó, vẫn hoàn toàn bí mật, chưa hề bịxâm phạm” 3Newton* ** Đọc hai câu tôi trích dẫn ở trên, độc giả thấy một sự tương phản rõrệt. Không có một nhà bác học nào được thế giới ngưỡng mộ nhưNewton: danh ông chói lọi hơn Aristote thời thượng cổ, hơnDescartes ở thế kỷ XVII, hơn cả Einstein gần đây; vậy mà lời tự xétcủa ông nhũn nhặn đến thế! Ông tìm ra được một luật chi phối tínhtú, mà ông chỉ tự cho mình là một em bé trước sự bí mật vô biên củavũ trụ. Không phải là ông giả nhũn đâu. Phải có một bộ óc sáng suốtnhư ông mới thấy rằng tất cả những cái hiểu biết của nhân loại sovới những cái chưa hiểu biết, chỉ như một hòn cuội so với đại dương.* ** Vị thiên tài đó sống một đời cô độc. Ông thọ 84 tuổi mà hình nhưchỉ có mỗi một lần, hồi 17, 18 tuổi, yêu một thiếu nữ rất đẹp, côStoray, yêu mà không dám ngỏ lời, yêu một cách rất thuần khiết, lýtưởng, rồi thì thôi, suốt đời ở độc thân.Ông cô độc ngay từ hồi mới sanh. Phụ thân ông mất năm 37 tuổi,trước khi ông ra đời. Mẫu thân ông là một người nhà quê rất tầmthường. Xem kỹ gia phả bên nội bên ngoại ông, không thấy có mộtngười nào thông minh xuất chúng cả. Ông hình như ở trên trời lạcxuống cõi trần, không được hưởng một chút di truyền gì của tổ tiên,và khi ông mất thì dòng dõi ông cũng tuyệt.Cả về phương diện tài năng, ông cũng cô độc nữa. Pierre Rousseautrong cuốn Histoire de la Science (Lịch sử khoa học) do nhà ArthèmeFayard xuất bản năm 1949, gọi thế kỷ 18 là thế kỷ của Newton vì tàicủa ông vượt lên trên tất cả những nhà khoa học đương thời, baotrùm hết cả công việc của họ, mở những khu vực mênh mông chongười thời sau khám phá. “Ông như con đại bàng bay lượn lên cao, 4không có gì ở mặt đất mà không thấy”.Ông sinh thiếu tháng trong đêm Nô-en năm 1642, ở làngWoolsthorpe (Anh); nhỏ xíu, yếu ớt, có thể đặt nằm gọn trong cáibình một lít được. Cô mụ lắc đầu bảo: “Thằng nhỏ này khó nuôi”. Vậymà ông vẫn sống, lại sống lâu nữa. Đặc biệt nhất là cái đầu của ông,nó nặng quá, cổ đỡ không nổi, người nhà phải làm một cái cổ giảbằng da cứng; đến khi lớn tuổi, đi học rồi, ông vẫn phải đeo cái cổgiả đó, và bạn bè chế giễu ông là thằng “đầu đá”. Mới đầu ông cònnhịn, sau chúng làm quá, ông nổi giận, sấn vào đánh tới tấp một đứalớn hơn ông. Từ đó chúng kệch. Tưởng ông yếu ớt, ngờ đâu ôngmạnh như vậy.Nhưng ông chưa tỏ ra vẻ gì thông minh cả, mới đầu học trường xóm,rồi lên trường lớn ở Grânthm. Tư chất đã tầm thường mà lại khôngham học, nên thường đội sổ. Không có bạn thân, suốt ngày lầm lì,chỉ lúc nào hí hoáy làm đồ chơi là mặt tươi lên một chút. Thích tẩnmẩn làm những cái diều, những cái đèn bằng giấy, hoặc chế tạonhững cái đồng hồ bằng nước, những cái xe con con để đẩy, nhữngcái cối xay lúa cho chuột kéo, những cái nhật quỹ để đo bóng mặttrời mà tính giờ. Ai cũng bảo cái ngữ đó, sau có giỏi thì chỉ làm đượcthợ máy, đốc công là cùng.Không ngờ sau vụ hạ một đứa bạn đã chế giễu ông, lòng tự ái pháttriển, ông gắng học để hơn chúng, tuy chẳng đứng đầu lớp, nhưngcũng vào hạng khá khá. Thấy vậy, mẫu thân ông cho tiếp tục họcnữa và năm mười chín tuổi ông vô một trường có tiếng, trườngCambridge.Lúc đó ông đã có khiếu về toán, mấy năm trước cặm cụi tự học môntoán, rồi vô trường, lại may mắn gặp được một nhà toán học có danhlà giáo sư Isaac Barrow.Thế kỷ 18 ở bên Anh, các trường Đại học không bắt buộc sinh viênphải theo một chương trình nhất định như ngày nay. Ai muốn họcmôn nào tùy ý. Và Newton chỉ thích môn hình học, đọc hết sách củaEuclide và của Descastes. Ông Isaac Barrow, một người phiêu lưukhắp Pháp, Ý, có lần sống ở Constantinople, có lần lại đánh nhau vớibọn hải tặc Alger, tác giả một cuốn về Quang học, tỏ vẻ mến Newton,khen là “Có khả năng xuất chúng và một cái tài đặc biệt”. Nhưng sinhviên “xuất chúng” đó vẫn chẳng hơn ai trong các kỳ thi: năm thi vôCambridge, lấy 24 người thì ông đậu thứ 24, rồi năm thi ra để lấybằng thạc sĩ, thì ông lại chiếm chỗ của Tôn Sơn một lần nữa: đậu thứ11 trong số 11 thí sinh.Newton học ở Cambridge được một, hai năm thì trường đóng cửa vì 5Luân Đôn bị bệnh dịch hạch. Lần đó là một thiên tai ghê gớm nhấttrong lịch sử châu Âu. Chỉ trong có ba tháng, thần chết đã hái hết mộtphần mười dân số Luân Đôn. Ai nấy xanh mặt, đóng cửa im ỉm, nhà ...