Danh mục

Hạ đường huyết

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.31 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhắc tới bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nhiều người thường nghĩ ngay đến tình trạng tăng đường huyết. Trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh, nhiều bệnh nhân ĐTĐ cũng chỉ quan tâm làm sao đường huyết của mình không tăng cao. Tuy nhiên, có một vấn đề mà bệnh nhân cũng như người nhà chưa quan tâm nhiều mặc dù đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đó là hạ đường huyết.Vì sao bệnh nhân ĐTĐ lại bị hạ đường huyết? ĐTĐ là bệnh do đường huyết tăng trên mức bình thường trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hạ đường huyết Hạ đường huyết (Ảnh: minh họa) Nhắc tới bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nhiều người thường nghĩ ngayđến tình trạng tăng đường huyết. Trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh,nhiều bệnh nhân ĐTĐ cũng chỉ quan tâm làm sao đường huyết của mìnhkhông tăng cao. Tuy nhiên, có một vấn đề mà bệnh nhân cũng như người nhàchưa quan tâm nhiều mặc dù đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhânĐTĐ. Đó là hạ đường huyết. Vì sao bệnh nhân ĐTĐ lại bị hạ đường huyết? ĐTĐ là bệnh do đường huyết tăng trên mức bình thường trong máu. Tuynhiên ở bệnh nhân ĐTĐ không chỉ có tăng đường huyết mà có cả tình trạng hạđường huyết. Hạ đường huyết thường xảy ra khi bệnh nhân chích quá liều insulin,ăn ít, ăn trễ sau khi đã chích hay uống thuốc hạ đường huyết, vận động nhiều hoặccó các bệnh lý khác đi kèm như: suy thận, suy gan… Thuốc chích insulin hay các thuốc hạ đường huyết đường uống sẽ giúpbệnh nhân kiểm soát đường huyết khi đường được hấp thu vào cơ thể. Sau khi sửdụng thuốc, nếu bệnh nhân ăn ít hoặc thậm chí bỏ ăn thì sẽ khiến lượng đườngtrong máu thấp và dưới tác dụng của thuốc sẽ làm hạ đường huyết. Việc ăn trễkhiến lượng đường trong máu thấp do chưa kịp hấp thu trong khi thuốc đã có tácdụng. Vận động là một trong những biện pháp quan trọng giúp bệnh nhân kiểmsoát đường huyết nhưng nếu vận động không hợp lý thì hạ đường huyết rất dễ xảyra. Bên cạnh đó, các bệnh kèm theo như suy gan, suy thận sẽ làm rối loạn quá trìnhchuyển hóa đường và thuốc trong cơ thể. Bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết nếu liềuthuốc điều trị không phù hợp. Hạ đường huyết cũng có thể xuất hiện khi bệnhnhân tự ý chỉnh liều thuốc, tự ý dùng lại toa thuốc cũ, sử dụng toa thuốc của bệnhnhân khác hoặc uống thêm các thuốc khác làm kéo dài thời gian tác dụng củathuốc hạ đường huyết. Biểu hiện của hạ đường huyết Đường là chất tạo năng lượng cho mọi hoạt động của các cơ quan. Đặcbiệt não chỉ sử dụng duy nhất chất đường nên khi hạ đường huyết thì não là cơquan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hạ đường huyết khi đường huyết < 70 mg/dlnhưng khi đường huyết hạ đến < 50mg/dl thì mới xuất hiện các dấu hiệu. Banđầu bệnh nhân có cảm giác đói, run, tê lạnh đầu chi, vả mồ hôi, chóng mặt, hoamắt, hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, ngủ gà... Nếu không được phát hiện vàđiều trị kịp thời bệnh nhân sẽ có những rối loạn về tri giác như lừ đừ, không tiếpxúc, co giật rồi hôn mê thậm chí có thể tử vong. Khi đường huyết < 20mg/dlkéo dài 5 – 6 giờ sẽ gây tổn thương não không hồi phục. Vì vậy khoảng thời gian6 giờ đầu được xem là giờ vàng. Trước đây, khi các phương tiện xét nghiệm còn hạn chế thì tình trạng hạđường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ dễ bị bỏ sót. Ngày nay, với sự phát triển của cácmáy đo đường huyết thì tình trạng này có thể được phát hiện một cách nhanhchóng và dễ dàng. Việc phát hiện,xử trí sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh được nhữngdi chứng không đáng có. Hạ đường huyết thường xảy ra tại nhà. Do đó bệnh nhânvà người nhà nên biết các dấu hiệu trên để có thể nhận biết và xử trí kịp thời. Phòng ngừa hạ đường huyết bằng cách nào? Để phòng ngừa hạ đường huyết, bệnh nhân cần có sự cân bằng giữa ănuống, vận động thể lực và sử dụng thuốc hạ đường huyết. Bệnh nhân cần tuân thủđúng theo điều trị của bác sĩ về số loại thuốc, thời điểm uống, liều lượng và khôngđược tự ý thay đổi thuốc. Bệnh nhân nên mang theo trong người đường hay bánhkẹo để khi cần có thể sử dụng ngay. Bên cạnh đó, việc lập sổ theo dõi đường huyếttại nhà là rất cần thiết. Nó giúp bệnh nhân và bác sĩ điều trị tìm ra liều thuốc phùhợp để vừa kiểm soát tốt đường huyết vừa tránh hạ đường huyết có thể xảy ra. Khi vận động, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như không sử dụng thuốchạ đường huyết uống hoặc chích trước khi tập thể dục. Sau ngưng tập cần chú ýkhả năng hạ đường huyết vì lúc này đường được đưa từ máu vào dự trữ trong cáccơ bắp. Vì vậy, bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết 30 phút sau khi tập. Khi đi xa, bệnh nhân cần giảm liều thuốc chích insulin và thuốc hạ đườnghuyết uống, không chích insulin vào những vùng cơ thể sẽ vận động nhiều vì sẽlàm tăng hấp thu thuốc vào máu, chỉ chích insulin hay uống thuốc khi chắc chắnbữa ăn đã chuẩn bị xong và luôn mang theo thức ăn trong quá trình di chuyển. Xử trí khi bị hạ đường huyết Khithấy cónhững biểuhiện hạđường huyếtkể trên, bệnhnhân nênthông báongay chonhững ngườixung quanhđể được giúpđỡ và ngậmngay 3 – 4viên đườnghoặc kẹo,uống nướctrái cây hoặcsữa. Nếu saukhi xử trínhư trên màtình trạngbệnh nhânkhông cảith ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: