Danh mục

HẠ NATRI MÁU

Số trang: 25      Loại file: doc      Dung lượng: 2.55 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hạ natri máu được xác định bằng tình trạng giảm nồng độ natri huyết thanh xuống dưới mức 136 mmol/l. Trong khi tăng natri máu luôn đồng nghĩa với tình trạng tăng độ thẩm thấu huyết tương (hypertonicity), hạ natri máu có thể kết hợp với độ thẩm thấu máu thấp, bình thường hay cao. Độ thẩm thấu máu hữu hiệu hay trương lực huyết tương (tonicity) hữu hiệu tuỳ thuộc vào sự đóng góp tạo độ thẩm thấu của các chất hoà tan như natri và glucose là các chất không thể di...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HẠ NATRI MÁU HẠ NATRI MÁU Horacio J. Adrogué Nicolaos E. Madias (NGƯỜI DỊCH: BS NGUYỄN ĐẠT ANH) Hạ natri máu được xác định bằng tình trạng giảm nồng độ natri huyết thanh xuống dướimức 136 mmol/l. Trong khi tăng natri máu luôn đồng nghĩa với tình trạng tăng độ thẩm thấu huyếttương (hypertonicity), hạ natri máu có thể kết hợp với độ thẩm thấu máu thấp, bình thường hay cao.Độ thẩm thấu máu hữu hiệu hay trương lực huyết tương (tonicity) hữu hiệu tuỳ thuộc vào sự đónggóp tạo độ thẩm thấu của các chất hoà tan như natri và glucose là các chất không thể di chuyển tựdo qua màng tế bào, vì vậy kéo theo sự di chuyển của nước qua màng tế bào. Hạ natri máu do hoàloãng, có lẽ là dạng thường gặp nhất của rối loạn này, đây là hậu quả của tình trạng giữ nước. Nếulượng nước nhập vượt quá khả năng bài xuất nước của thận sẽ gây nên tình trạng hoà loãng cácchất hoà tan trong cơ thể, gây nên tình trạng độ thẩm thấu máu thấp (hypo-osmolality) và nhượctrương (hypotonicity) (Hình 1B, 1E, 1F và 1G). Bản thân tình trạng nhược trương có thể gây nên phùnão, một biến chứng có nguy cơ gây tử vong cho bệnh nhân. Tuy vậy, giảm natri máu gây nhượctrương huyết tương có thể kết hợp với độ thẩm thấu máu bình thường hay thậm chí cao nếu có mộtlượng nhất định chất hoà tan có khả năng thấm qua màng tế bào ( như urê và ethanol) được giữ lại(Hình 1C). Điều quan trọng là, các bệnh nhân có tình trạng hạ natri máu nhược trương song có độthẩm thấu huyết tương bình thường hay cao cũng là đối tượng có nguy cơ bị giảm trương lực huyếttương (hypotonicity) như các bệnh nhân bị giảm natri máu giảm độ thấm thấu huyết tương Hạ natri máu không kèm giảm độ thẩm thấu huyết tương (nonhypotonic hyponatremia) thuộcloại hạ natri máu tăng độ thẩm thấu huyết tương (hay translocational hyponatremia), hạ natri máu vớiđộ thẩm thấu huyết tương bình thường (isotonic hyponatremia) hay giả hạ natri máu(pseudohyponatremia). Hạ natri máu do di chuyển (translocational) là hậu quả của một di chuyểnnước từ tế bào tới dịch ngoài tế bào do sự điều phối của các chất hoà tan nằm ở khu vực ngoài tếbào (như gặp trong tăng đường máu hay ứ lại manitol ưu trương); độ thẩm thấu huyết thanh bị tănglên, tức là gây ưu trương khu vực ngoài tế bào, vì vậy gây mất nước của tế bào (Hình 1D). Giữ lạitrong khu vực ngoài tế bào một thể tích lớn dịch đẳng trương không có chứa natri (như manitol), gâytình trạng hạ natri máu đẳng trương và đẳng thẩm thấu (iso-osmolar and isotonic hyponatremia) songkhông gây dịch chuyển nước giữa các khu vực trong tế bào. Giả hạ natri máu là một thể ``rởm``của hạ natri máu đẳng trương và đẳng thẩm thấu xẩy ra khi tăng triglycerid hay các paraprotein làmtăng đáng kể phase đặc của huyết tương và nồng độ natri được xác định bằng phương pháp đo quang 1kế ngọn lửa. Sử dụng thường quy đo trực tiếp natri huyết thanh bằng điện cực ion đặc hiệu tại cácphòng xét nghiệm hiện tại giúp loại bỏ được sai lầm của xét nghiệm này Là một vấn đề lâm sàng thường gặp, hạ natri máu thường xẩy ra ở các bệnh nhân đang nằmviện. Mặc dù nguy cơ gây tử vong rất thay đổi tuỳ theo mức độ nặng, song các biến chứng nghiêmtrọng có thể xẩy ra như hậu quả của bản thân rối loạn này cũng như do các sai lầm trong điều trị gâynên. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung và điều trị hạ natri máu, nhấn mạnh cách tính toán đểđiều chỉnh lại tình trạng nàyNGUYÊN NHÂN Hạ natri máu nhược trương (do hoà loãng) biểu hiện một sự thừa nước so với kho dự trữnatri hiện có của cơ thể, trong khi kho chứa natri này có thể bị giảm, cơ bản là bình thường hay tăng(Hình 1). Giữ lại nước thường phản ánh hậu quả của các tình trạng gây suy giảm bài xuất nướccủa thận; trong một số nhỏ trường hợp, nó là hậu quả của khẩu phần nhập nước quá mức, ngay cảkhi khả năng bài xuất nước của thận là bình thường hay gần bình thường (bảng 1) 2HÌNH 1. Khu vực dịch trong tế bào và khu vực dịch ngoài tế bào trong điều kiện bình thường và trongtình trạng hạ natri máuTrong điều kiện bình thường khu vực dịch trong tế bào và khu vực dịch ngoài tế bàochiếm 40% và 60% nướctoàn bộ cơ thể (Sơ đồ A). Trong hội chứng tiết ADH không thoả đáng, thể tích dịch ngoài tế bào và dịch trongtế bào tăng lên (mặc dù có mất một lượng nhỏ natri và kali, không được chỉ ra trong sơ đồ, xẩy ra vào lúc bắtđầu của hội chứng (Sơ đồ B). Giữ lại nước có thể gây giảm natri máu nhược trương (hypotonichyponatremia) mà không có giảm độ thẩm thấu máu ở các bệnh nhân có tình trạng tích tụ osmole không thamgia tạo độ thẩ ...

Tài liệu được xem nhiều: