Mô tả:Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae. Mực có cấu tạo cơ thể dạng thủy động học, có màng vây, có thể bơi nhanh trong nước nhờ tia nước phụt ra từ phễu thoát nước theo chiều ngược lại, bơi theo lối phản lực. Đầu mực có vòng tay, còn gọi là tua mực hay râu mực, ở quanh miệng, và phễu thoát nước là hai cơ quan vận động đặc trưng ởmực. Ngoài 8 tay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HẢI PHIÊU TIÊU (Kỳ 2) HẢI PHIÊU TIÊU (Kỳ 2) Mô tả: Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nangmực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họSeppidae. Mực có cấu tạo cơ thể dạng thủy động học, có màng vây, có thể bơinhanh trong nước nhờ tia nước phụt ra từ phễu thoát nước theo chiều ngượclại, bơi theo lối phản lực. Đầu mực có vòng tay, còn gọi là tua mực hay râumực, ở quanh miệng, và phễu thoát nước là hai cơ quan vận động đặc trưng ởmực. Ngoài 8 tay ngắn mực còn có hai tay dài hơn. Mặt trong các tay có rãnhdẫn tới miệng, với nhiều giác tròn, các giác bám có vòng cơ khỏe, bên trong látmột vàng bì dầy, có cuống ngắn. Nhờ vòng cơ khỏe, giác bám có thể co rút, domột nhánh thần kinh tay điều khiển. Các tay của mực là cơ quan vận động vàbắt mồi. Phễu thoát nước ở Mực nằm ở chỗ tiếp giáp đầu và xoang áo, có dạngống kính nón, thông với ngoài và với xoang áo. Hai bên phễu có hai vết lõm,khớp với hai mấu lồi sụn đóng mở khe xoang áo (khe bụng). Khi thành xoangáo co lại, hai van khép chặt, khe bụng khép kín, nước sẽ được tống ra ngoàiqua phễu thoát nước. Khi thành xoang áo thôi co rút, nước lại dồn từ ngoài vàoxoang áo qua khe bụng. Hoạt động này tạo nên lực đẩy mực di chuyển theochiều giật lùi, chứ không tiến lên phía trước. Cách di chuyển này có lợi chomực khi thấy kẻ thù hoặc con mồi phía trước mắt. Mực có cuộc sống bơi lội rấthoạt động, chúng đuổi và bắt mồi rất linh họat. Mực nang có thể bắt mồi lớnhơn nó về tầm vóc. Mực ống thì thường lao như một mũi tên bắn vào đàn cáthu con đang tung tăng bơi, và nhanh chóng chớp lấy một con cá bằng cách cặpđôi hàm sắc nhọn của mình vào lưng hoặc gấy của cá. Hai trong mười tay củaMực biến thành tay dài, chỉ có giác ở phần cuối, rất thuận lợi khi bắt mồi. Cáctay của Mự chuyển mồi đưa vào miệng, ở hầu có thành cơ khỏe có lưỡi bào vàcó hai hàm hình mỏ vẹt sắc. Mực có tuyến mực tiết ra chất đen vào phần cuốitrực tràng rồi đẩy ra ngoài, khi gặp nguy con mực phóng dịch đen chứa các hạtmelanin, thành vùng tối chung quanh cơ thể để che mắt kẻ thù. Hơn thế nữa,bản chất của ancaloit của chất mực làm tê liệt các cơ quan cảm giác hóa họccủa kẻ thù, nhất là của cá. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khikiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên, hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mựclồi ra và màu da luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Mựcrất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng. Mực tập trung rất đông.Thức ăn của Mực là các loài trứng cá, tôm, cá con. Địa lý: Miền biển nước ta nơi nào cũng có Mực. Khai thác vào tháng 3-9, làthời kỳ mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ. Phân biệt. Ở nước ta có nhiều loại Mực, nhưng hai loài phổ biến có giátrị dinh dưỡng là Mực ống (Logigo Formasana), nhưng thường dùng nang thìchỉ lấy ở các con Mực Nang như mực Ván Sepia Subaculeate, mực Cơm SepiaAndreana Tte. Strup, phân bố rất nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh,Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình. Phần dùng làm thuốc: Mai (Os Sepiae). Mô tả dược liệu: Xương khô hình thuyền, biểu hiện hình viên chùy dẹt, ở giữa phình lớnhai đầu cuối nhỏ dần, dài chừng 20cm, rộng chừng 10cm, dày 2-3cm, mặtngoài biểu hiện màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừng màu trắng vàngtrong, mài thì khuyết không hoàn toàn, cuối nang mực có một nút nhọn hìnhchùy nhọn, mặt lưng hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt, mặt ngoài nổilên những hạt phân bố rất dày, từ nút cuối phía sau bắt đầu có biểu hiện hìnhchữ “V” ngược, bày xếp nhiều lớp mặt bụng thẳng ngang, cuối phái sau hơilõm xuống, chất thạch hôi thưa thưa đi, dùng móng tay cạo vào có thể ra bộttrắng, chất nhẹ mà giòn, mặt bẻ ngang màu trắng có nhiều lớp bầy xếp.Thường dùng nguyên cả mai, màu trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đenkhông vàng là tốt. Bào chế: 1- Kinh nghiệm xưa: Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng(Bản Thảo Chú). Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướngcho vàng, bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạchphơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). 2- Kinh nghiệm hiện nay: Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài.Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch,luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng(Trung Dược Học). Tên khoa học: Os Sipiae. Tên gọi: 1- Phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa (Xem: Tang phiêu tiêu), vị thuốc giốngtổ bọ ngựa nhưng ở ngoài biển, nên gọi là Hải phiêu tiêu. 2- Mực có thể ăn thịt cả chim quạ, chúng thường nổi lềnh bềnh trên mặtnước giả chết, làm cho nhiều con quạ lầm tưởng và bay sà xuống ăn, nhanhnhư chớp, mực lôi quạ xuống nước ăn thịt. Do mực đã giết nhiều quạ, nênngười xưa cho nó cái tên “Ô tặc” (ô là quạ, tặc l ...