Danh mục

Hải-Quân và nếp sống Thủy-sinh trong dòng sinh-mệnh dân-tộc

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hải-Sử dân ta không những dài như trường-giang, rộng tựa đại-dương mà đã khởi đi từ sáu bảy chục ngàn năm về trước. Vũ Hữu SanSử-ký ở nước taCụ Lệ-thần Trần-Trọng-Kim viết trong phần Tựa của cuốn "Việt-Nam Sử-Lược," quyển 1 như sau: "Chủ-đích (của việc ghi chép Sử) là để làm một cái gương chung-cổ cho ngư(c)i cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sinh-họat của người trước đã phải lao-tâm lao-lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt trời này. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hải-Quân và nếp sống Thủy-sinh trong dòng sinh-mệnh dân-tộc Hải-Quân và nếp sống Thủy-sinhtrong dòng sinh-mệnh dân-tộcHải-Sử dân ta không những dài như trường-giang, rộng tựa đại-dương mà đã khởi đi từsáu bảy chục ngàn năm về trước.Vũ Hữu SanSử-ký ở nước taCụ Lệ-thần Trần-Trọng-Kim viết trong phần Tựa của cuốn Việt-Nam Sử-Lược, quyển1 như sau:Chủ-đích (của việc ghi chép Sử) là để làm một cái gương chung-cổ cho ngư(c)i cả nướcđược đời đời soi vào đấy mà biết cái sinh-họat của người trước đã phải lao-tâm lao-lựcnhững thế nào, mới chiếm giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt trời này. Người trongnước có thông-hiểu những sự-tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cốgắng học-hành, hết sức làm-lụng, để vun-đắp thêm vào cái nền xã-hội của tiên-tổ đã xây-dựng nên mà để lại cho mình ...Chủ-đích của vị Sử-gia tăm-tiếng họ Trần cũng là niềm mong ước của mọi người chúngta khi đọc Việt-Sử. Tuy thế người lính thủy hay người thường-dân hành thủy hay cảnhững người yêu sông nước, biển cả - muốn thông-hiểu sự-tích nước mình, dân mìnhliên-hệ ra sao với sinh-hoạt nước - lại không được cái may mắn như vậy. Cầm cuốn Sửnước ta lên mà xem cho hết, người đọc chỉ thấy các sinh-hoạt quá-khứ của tiền-nhân ởtrên đất, trên bờ; tương-tự như trong những cuốn sách sử-ký của các dân-tộc khác nằmtrong lục-địa.Sử-gia Trần-Trọng-Kim nhận-xét về chuyện Sử nước ta được chép theo lối sử Tàu mộtcách xác-đáng như sau: Cái lối làm sử của ta theo lối biên-niên của Tàu, nghiã là nămnào tháng nào có chuyện gì quan-trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cáchrất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải-thích cái gốc-ngọn và sự liên-can việc ấy với việc khác là thế nào. Vì thế, sinh-hoạt thực-sự của đại-đa-số dân-chúngkhông được nói đến trong Việt-sử.Donald Worster đã một lần chê trách các nhà viết sử. Chúng ta cũng có thể bắt chướcÔng mà phát-biểu một câu nhẹ-nhàng như sau: Viết sử mà không có nước ở trong, đólà một thiếu sót lớn. Kinh-nghiệm nhân-loại (và đặc-biệt là của nguời nước ta) đâu cókhô khan đến như vậy!Cách ghi chép chính-sử là như vậy. Tuy nhiên may mắn hơn cho dân ta, những sinh-hoạtthủy-sinh được kể lại khá nhiều qua dã-sử, cổ-tích và thần-thoại. Ngoài ra trong một sốsách cổ-văn hiếm hoi, ta cũng thấy người xưa ghi-nhận được những sinh-hoạt. Sách Tàucũng nói Người Việt-cổ sinh hoạt dưới nước nhiều hơn ở trên cạn nên bơi lội rất giỏi,biết làm các thứ thuyền nhỏ là Linh và thứ thuyền nhỏ thân dài là Đĩnh, thuyền lớn gọi làTu-lự, thuyền có lầu tức Lâu-thuyền và thứ thuyền có gắn mũi qua tức là Qua-thuyền...Theo Hoài-Nam-Vương Lưu-An đời Hán, thì người Việt rất thạo thủy-chiến, rất quendùng thuyền, ở trên cạn ít mà ở dưới nước nhiều. Họ cắt tóc, xâm mình, đóng khố ngắnđể tiện bơi lội, tay áo cộc để tiện chèo thuyền.Hồn Nước dựng nước Việt-NamBiển Đông bao quanh một nửa đất nước chúng ta. Theo Bernard Philippe Groslier, biểncả đã gợi ra trong trí óc người dân Đông-Dương cái ấn-tượng về nguồn gốc của muônloài, một tâm-tưởng đến cả thế-giới trước khi khai-thiên lập-địa và cũng là nơi quê-hươngcho người chết (tổ-tiên) trở về.Mỗi khi đề-cập đến đất nước quê-hương, mọi người Việt chúng ta đều có một ý-thức sâuxa về hồn nước linh-thiêng. Một học-giả ngoại-quốc, Tiến-sĩ Keith Weller Taylor có lẽlà người đầu-tiên nhận ra điều này. Ông phân-tích chính-xác nhiều điều về tính-thần tự-chủ của dân Việt-Nam rất đúng. Taylor cho rằng: Nước (Water) có hồn nước (AquaticSpirit) linh-thiêng, có năng-lực tạo dựng nên dân-tộc, nên nước Việt-Nam chính-thống...Chúng tôi rất thích đoạn-văn của Ông, tuy ngắn gọn nhưng ý-tứ uyên-bác, khó dịch saocho chính-xác được. Vậy xin chép lại nguyên-văn như sau: The idea of an aquaticspirits being the source of political power and legitimacy, which attended the formationof the Vietnamese people in prehistoric times, is the earliest hint of the concept of theVietnamese as a distinct and self-conscious people.Hải-Sử, nơi chất chứa những (truyền-thống) cực kỳ quan-yếu của dân-tộcTại các nước Âu-Mỹ, Hải-sử (Maritime History) là một ngành khoa-học được khai-sinhtừ lâu. Nhưng ở xứ ta, danh-từ Hải-sử ít khi được nghe nói tới, và cũng chưa có mộtcuốn Sử nào ghi chép thuần các sinh-hoạt thủy-sinh. Tuy vậy nếu xét cho kỹ, chúng tathấy rằng Hải-Sử đúng là nơi cần-thiết cho việc ghi chép các thành-tích lẫy-lừng vàtruyền-thống cực-kỳ quan-yếu của dân-tộc.Một phần của bài viết, phần Tiền Hải-Sử Việt-Nam mà chúng tôi trình-bày tiếp đây lànhững kiến-thức mới mẻ. Nhờ tiến-bộ trong nhiều ngành khoa-học, ngày nay nhân-loạihiểu biết nhiều hơn về quá-khứ. Tuy một số chi-tiết nhỏ còn là giả-thuyết, nhưng nói mộtcách tổng-quát, có nhiều nét độc-đáo về sinh-hoạt nước của tiền-nhân chúng ta đáng nóivà đã có nhiều học-giả quốc-tế đổ xô đến nghiên-cứu.Không ở một nơi nào khác trên địa-cầu, Khoa Tiền-hải-sử có nhiều vấn-đề cần tìm hiểunhư tại khu-vực Biển Đông.Riêng với dân-tộc Việt-Nam, Tiền-hải-sử ...

Tài liệu được xem nhiều: