Các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam có đặc điểm độ cao lớn, cơ sở hạ tầng kém phát triển và mật độ dân cư thưa thớt với các thành phần dân tộc đa dạng. Những đặc điểm văn hóa-xã hội ở đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hệ thống sản xuất và phong cách sống của người dân. Một phần do sự cô lập về địa lý và kinh tế, vùng Tây Bắc có tốc độ phát triển chậm cũng như tỷ lệ nghèo đói cao nhất trong cả nước. Điều này thực sự đòi hỏi các can thiệp phù hợp chú trọng đến sự thay đổi hành vi của các tác nhân quy mô nhỏ thông qua phát triển chuỗi giá trị tại địa phương (Baulch, Chuyen, Haughton, và Haughton, 2007; Donovan, Franzel, Cunha, Gyau và Mithöfer, 2015; Wells-Dang, 2012).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàm ý về chính sách và quy định trong việc kết nối nông dân chăn nuôi với các thị trường ở vùng sâu vùng xa
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn
Hàm ý về chính sách và quy định trong việc kết nối nông dân
chăn nuôi với các thị trường ở vùng sâu vùng xa
Dương Nam Hà1,2, Phạm Văn Hùng1, Trần Thế Cường1, Ninh Xuân Trung1,
Trần Văn Long1, Laurie Bonney2,3, Peter Lane2,3, Guillaume Duteurtre4,
Stephen Ives5
Cơ quan
1
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội,
Việt Nam
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC
2
Khoa Đất và Thực phẩm, Đại học Tasmania, Hobart, Australia
3
Viện Nông nghiệp Tasmania (TIA), Đại học Tasmania, Hobart, Australia
4
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp cho Phát triển Quốc tế (CIRAD), Pháp,
UMR SELMET, S/C DRASEC, Hà Nội, Việt Nam
5
Trường Cao đẳng thuộc Đại học Tasmania, Launceston, Tasmania 7250, Australia
Tác giả đại diện
Stephen.Ives@utas.edu.au
Từ khóa
52
Ảnh hưởng văn hóa-xã hội, Can thiệp cho phát triển, Chăn nuôi gia súc, Tác nhân
quy mô nhỏ, Việt Nam
Giới thiệu
Các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam có đặc điểm độ cao lớn, cơ sở hạ tầng kém
phát triển và mật độ dân cư thưa thớt với các thành phần dân tộc đa
dạng. Những đặc điểm văn hóa-xã hội ở đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến
các hệ thống sản xuất và phong cách sống của người dân. Một phần do
sự cô lập về địa lý và kinh tế, vùng Tây Bắc có tốc độ phát triển chậm cũng
như tỷ lệ nghèo đói cao nhất trong cả nước. Điều này thực sự đòi hỏi các
can thiệp phù hợp chú trọng đến sự thay đổi hành vi của các tác nhân
quy mô nhỏ thông qua phát triển chuỗi giá trị tại địa phương (Baulch,
Chuyen, Haughton, và Haughton, 2007; Donovan, Franzel, Cunha, Gyau và
Mithöfer, 2015; Wells-Dang, 2012). Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn về
sự biến động của sinh kế nông thôn, động cơ để làm nông nghiệp và mối
quan hệ giữa các yếu tố văn hóa-xã hội và các quyết định kinh tế (Firth,
1951), đặc biệt là bản chất của những động lực nhằm thúc đẩy các quyết
định về sản xuất và thị trường của người nông dân (Emery và Flora, 2006;
Harvey và Reed, 1996). Tuy nhiên, ở Việt Nam, có rất ít tài liệu về cách
thực hiện cũng như các gợi ý về việc lồng ghép các yếu tố văn hóa-xã hội
vào các can thiệp phát triển chuỗi giá trị, đặc biệt liên quan đến vùng cao
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn
Tây Bắc (xem Friederichsen, 2004; Tugault-Lafleur và Turner, 2011; Turner,
2012; Wells-Dang, 2012). Thông qua nghiên cứu chuỗi giá trị bò thịt địa
phương vùng Tây Bắc, báo cáo này là một nỗ lực khỏa lấp những khoảng
trống kiến thức nhằm hỗ trợ việc thiết kế chính sách trong tương lai để
tăng cường tính bao trùm thị trường cho các hộ nông dân quy mô nhỏ.
Cách tiếp cận nghiên cứu
Tiếp cận chuỗi giá trị (Kaplinsky và Morris, 2001) đã được áp dụng tại hai
địa điểm nghiên cứu là tỉnh Sơn La và Điện Biên ở khu vực Tây Bắc Việt
Nam. Bên cạnh khảo sát ban đầu với 186 nông dân trong 4 xã được chọn,
một chuỗi các thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đã được triển khai với
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN
nhiều tác nhân khác nhau trong chuỗi (như các nhà thu mua, các lò giết
mổ, các nhà bán lẻ, nhà hàng và người tiêu dùng) trong khu vực. Phân
tích lợi ích-chi phí cũng được thực hiện với một số nông dân vào giai đoạn
cuối của dự án nhằm đánh giá các can thiệp đã được tiến hành. Nghiên
cứu cũng xem xét hành vi của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ liên quan đến
nhận thức về giá trị do có thể có liên quan đến văn hóa của họ (Harvey và
Reed, 1996; Gasson, 1973). Những cách thực hành khác nhau của nông
dân được phân tích qua các cách tiếp cận trên với giả định rằng các yếu tố
văn hóa xã hội có tác động đáng kể tới các hộ chăn nuôi địa phương hơn
là các động lực kinh tế đơn thuần. Hơn nữa, chúng tôi cũng sử dụng tiếp 53
cận thể chế trong bối cảnh chuỗi giá trị (Kaplinsky và Morris, 2001) nhằm
tìm hiểu nền tảng chính sách với các thể chế được hiểu là “qui định của
cuộc chơi” và các tổ chức được hiểu là “những người chơi” (Aoki, 2007;
North, 1990).
Kết quả
Một chuỗi giá trị địa phương ở vùng cao Tây Bắc thường liên quan tới
nhiều hộ chăn nuôi nhỏ từ khâu sản xuất tới phân phối và tiêu thụ do tính
chất địa hình phức tạp. Trong bối cảnh này, sự lấn át của một vài tác nhân
trung gian trong chuỗi giá trị địa phương có thể dẫn đến những bất lợi về
nông nghiệp và kinh tế-xã hội của các hộ chăn nuôi nhỏ do việc bất bình
bẳng trong tiếp cận thị trường và thông tin, do đó, bất đối xứng về quyền
lực. Mặt khác, các hộ chăn nuôi nhỏ lại là các chủ thể chăn nuôi chính
tro ...