Ái quốc, ưu thời mẫn thế, có óc thực tế, được sinh vào cuối thời Chiến Quốc, được biết tất cả các giải pháp cứu thế của người trước, Hàn Phi đã có công suy nghĩ, so sánh, cắt chỗ này, lấy chỗ kia, rút kinh nghiệm để lập một học thuyết gần như là một tổng kết các tư tưởng chính trị thời Tiên Tần. Ông đả Nho mạnh nhất vì Nho là một “hiển học” đương thời, cho chính sách giáo hoá bằng nhân nghĩa, chủ trương “hữu trị nhân vô trị pháp”, người hiền còn sống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử - Hồi Kết Hàn Phi Tử Kết Ái quốc, ưu thời mẫn thế, có óc thực tế, được sinh vào cuối thời ChiếnQuốc, được biết tất cả các giải pháp cứu thế của người trước, Hàn Phi đã cócông suy nghĩ, so sánh, cắt chỗ này, lấy chỗ kia, rút kinh nghiệm để lập mộthọc thuyết gần như là một tổng kết các tư tưởng chính trị thời Tiên Tần. Ông đả Nho mạnh nhất vì Nho là một “hiển học” đương thời, chochính sách giáo hoá bằng nhân nghĩa, chủ trương “hữu trị nhân vô trịpháp”, người hiền còn sống thì chính sự còn, người hiền mất thì chính sự bỏcủa họ, là không hợp thời, làm loạn nước; nhưng sự “tôn quân” của Nho giathì ông chẳng những vẫn giữ mà còn cho là rất quan trọng, căn bản nữa.Riêng đối với Tuân Tử, ông không trực tiếp chê, nhưng cũng không khen,mặc dầu ông mượn thuyết tính ác, chủ trương cấm tranh biện, “pháp hậuvương” của Tuân. Ông rất ghét bọn hiệp sĩ làm loạn pháp và bọn ngụy biện trong pháiMặc gia thời ông, nhưng theo thuyết trọng “công dụng” và công lợi của MặcĐịch, mặc dù không cùng một quan niệm về lợi; lợi theo ông là lợi cho quốcgia, còn lợi theo Mặc Địch là lợi cho mọi người, cho khắp thiên hạ. Đối với danh gia, ông mượn thuyết “hình danh” (danh thực của họ) vàáp dụng nó trong thuật dùng người, nhưng phản đối thói ngụy biện của họ. Ông cho thái độ ẩn dật, “li chúng độc hành” (tách khỏi quần chúng màđi một mình), “độc thiện kỳ thân” (giữ riêng tư cách, đạo đức của mình) củaĐạo gia (và của Mạnh Tử nữa) là có hại cho nước; nhưng ông mượn chủtrương “tuyệt thánh khí trí” (không dùng bậc thánh hiền, bỏ trí xảo) đểthuyết minh chính sách “nhiệm pháp nhi bất nhiệm hiền”, “nhiệm pháp nhibất nhiệm trí” (dùng pháp luật chứ không dùng người hiền, dùng pháp luậtchứ không dùng trí tuệ) của ông, hậu quả là chủ trương vô vi của ông hoá racực hữu vi, trái ngược hẳn với bản ý của Lão, Trang. Còn Âm dương gia và Tung hoành gia thì bị ông khinh rẻ. Rốt cuộc chỉ còn có Pháp gia - đặc biệt là Thận Đáo, Thân Bất Hại vàThương Ưởng – là được ông gần như hoàn toàn tán đồng. Ông tập đại thànhhọc thuyết của họ và của Tuân Tử, điều chỉnh, bổ túc, khai triển, dựng đượcmột lịch sử quan tiến bộ, một xã hội quan thiên lệch nhưng độc đáo, nhất làđưa ra một chính sách trị dân lập trên ba chân vạc: thế, pháp, thuật, làm cholí thuyết về pháp luật được hoàn chỉnh và phương pháp dùng người đượchữu hiệu. Đó là những cống hiến đáng kể trong học thuyết của ông thờiChiến Quốc. Để cứu vãn một xã hội loạn lạc, chia rẽ, suy nhược, học thuyết củaHàn có lợi hiển nhiên; nhưng khi xã hội đã bình trị rồi, thì nó không cầnthiết nữa mà còn có hại vì có nhiều khuyết điểm; dùng uy quá nhiều, khônghợp tình, coi con người như loài vật; quá trọng nông nghiệp và võ bị, ghìmcông và thương, mà không một nước nào chỉ trông cậy vào nông nghiệp, võbị mà giàu có, văn minh được; nhất là bỏ cả đạo đức, lễ nhạc, giáo dục, chỉcho dân học luật pháp. Phải trọng sự thực khách quan và trong thời loạn thìpháp luật phải nghiêm (chỗ này chắc sắp chữ bị sót); thực tiễn có thể là cựcchân lí nhưng chỉ nghĩ đến cái lợi ngắn hạn, mà quên cái lợi dài hạn thì chưachắc đã phải là thực tiễn. Chúng tôi không biết Lí Tư và Tần Thuỷ Hoàng đã áp dụng họcthuyết của Hàn Phi tới mức nào trong việc thống nhất Trung Quốc, cũngkhông biết Hàn Phi chịu trách nhiệm tới mức nào trong sự suy sụp quá maucủa nhà Tần; nhưng cả Lục Giả lẫn Giả Nghị ở đầu đời Hán đều cho rằngTần mất thiên hạ vì quá trọng hình pháp, quá bạo ngược với dân, không biếtrằng không thể dùng chính sách lấy thiên hạ để trị thiên hạ được. Đời sau –Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh – khôn hơn, đã dung hoà nhân trị củaKhổng và pháp trị của Hàn, dùng chính sách chuyên chế, cực tôn quân củaHàn mà cũng dùng Tứ thư và Ngũ kinh để dạy dân, một mặt bắt dân phải tậntrung với vua nhưng một mặt cũng nhận rằng vua phải được lòng dân theo ýdân, yêu dân. Người đầu tiên chê Hàn Phi có lẽ là Lưu An (Hoài Nam vương). Lưubảo Hàn không biết trọng cái gốc của việc trị nước, tức nhân nghĩa mà chỉvụ cái ngọn, tức hình pháp. Các nhà Nho thời sau phần nhiều đều theo luận điệu đó, như: “giáohoá không đủ mà dùng hình pháp thì dư” (Tô Thức); “Tần, Hàn được yênmột thời mà cái hại thì lâu dài” (Tô Triệt)…; nhưng cũng có nhà công bìnhhơn, vừa khen vừa chê. Tư Mã Thiên bảo: “Hàn Tử… chú trọng tới thực tế (thiết sự tình)phân biệt rõ phải trái, nhưng lòng quá cứng như đá (uy nhiều mà ít ân)”. Đường Tử Tây cho rằng Khổng Minh khuyên Hậu chủ (con Lưu Bị)đọc Hàn Phi là phải vì Hậu chủ quá khoan hậu, thiếu quyền lực, mưu trí. Chu Hi chỉ khen thuật du thuyết của Hàn (thiên Thuế nan) là cực tinhvi. Phùng Hữu Lan kín đáo bảo Hàn “cũng là một kẻ sĩ tích cực cứu thế”(diệc tích cực cứu thế chi sĩ dã). Lời đó gọn mà hàm súc. Muốn tích cực ...