Danh mục

Hàn Phi Tử PHẦN I - Chương 2

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.02 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến Quốc là một thời đại đặc biệt chẳng những trong lịch sử Trung Hoa mà cả trong lịch sử nhân loại nữa. Đọc lịch sử thế giới thời thượng cổ và trung cổ, chúng tôi không thấy một dân tộc nào có một chương sử như vậy: đất đai rộng chia làm thành nhiều nước nhỏ, dân đông mà loạn lạc liên miên trong ba thế kỷ, càng loạn, dân tình càng khổ, mà nhà nào cũng chỉ nghĩ cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, thống nhất quốc gia bằng cách này hay cách khác, tích cực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử PHẦN I - Chương 2 Hàn Phi Tử Chương 2 CÁC PHÁP GIA TRƯỚC HÀN PHI Chiến Quốc là một thời đại đặc biệt chẳng những trong lịch sử TrungHoa mà cả trong lịch sử nhân loại nữa. Đọc lịch sử thế giới thời thượng cổvà trung cổ, chúng tôi không thấy một dân tộc nào có một chương sử nhưvậy: đất đai rộng chia làm thành nhiều nước nhỏ, dân đông mà loạn lạc liênmiên trong ba thế kỷ, càng loạn, dân tình càng khổ, mà nhà nào cũng chỉnghĩ cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, thống nhất quốc gia bằng cách này haycách khác, tích cực có, tiêu cực có, một cảnh trăm hoa đua nở, trong haingàn năm sau không hề tái hiện nữa. Lâm Tri, kinh đô nước Tề, có thể coi là kinh đô văn hoá của TrungHoa thời đó, nơi tụ tập của các danh sỹ bậc nhất. Tư tưởng được hoàn toàntự do, mà vua Tề trọng đãi mọi nhà, cho họ ở trong những dinh thự lộng lẫyở Tắc môn, cửa tây kinh đô (do đó có tên là Tắc Hạ tiên sinh), tặng họ chứctước (liệt đại phu) và lương bổng rất hậu, chỉ để thỉnh thoảng hỏi ý kiến họvề việc nước, hoặc mới họ về triều giảng đạo lý, viết sách truyền bá đạo củahọ. Riêng Mạnh Tử, thời Tề Tuyên Vương cũng đã dắt mấy trăm môn sinhvới một đoàn xe mấy chục chiếc lại ở kinh đô Tề trong mấy năm; Thuần VuKhôn, Thận Đáo, Hoàn Uyển, Điền Biền..., còn biết bao triết gia khác cũngđã qua đó: như vậy ta đủ tưởng tượng được sự thịnh vượng của văn hoá rasao. Tề là nước giầu nhất thời đó, có thể nuôi hàng ngàn hàng vạn kẻ sỹ;ngay nước Tấn là nước không giàu bao nhiêu, mà cũng là nơi trọng đãi kẻ sỹ,đa số là pháp gia. Theo Léon Vandermeersch[1] thì Tử Sản, Đặng Tích, LýKhắc, Ngô Khởi, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đều có thời sống ở Tấn hoặcnhững nước chịu ảnh hưởng Tấn. Sau cùng tới đời Tần Thủy Hoàng, Hàm Dương là kinh đô văn hoácũng(?) Trung Hoa đã thống nhất. Lã Bất Vi tập hợp các học giả danh tiếngđương thời, cấp dưỡng cho họ để họ soạn chung bộ Lã Thị Xuân Thu, gồm26 quyển, chép lại Nho thuật và tư tưởng của Đạo gia, Mặc gia, Âm dươnggia. Người ta thường gọi thời Chiến Quốc là thời của Bách gia (trăm nhà)chư tử, lời đó không quá đáng. Trong Chiến Quốc sách, trang 17 - 19, chúng tôi đã sắp xếp tư tưởngcủa những triết gia muốn vãn hồi trật tự cho Trung Hoa thời đó thành haichủ trương. Một chủ trương muốn giữ lại chế độ cũ, chế độ phong kiến, tăng uyquyền cho thiên tử, bắt các chư hầu phải phục tòng; Một chủ trương đạp đổ chế độ cũ vì biết rằng nó không tồn tại baolâu nữa, mà lập một chế độ mới. Theo chủ trương thứ nhất có Nho gia và Mặc Gia. Mới đầu KhổngTử muốn cứu vãn nhà Chu. Rồi sau, Mặc Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử thấy nhàChu suy quá, không thể cứu được, mong có vị minh quân thay thế nhà Chuđể thống nhất Trung Hoa mà thi hành chế độ cũ sau khi sửa đổi ít nhiều. Rõnhất là chủ trương của Mạnh Tử. Một lần Lương Tương vương hỏi ông:Khi nào thiên hạ yên định được? Ông đáp: “Khi nào thống nhất thiên hạthì yên định được...và ai không thích giết người thì thống nhất được... Hiệnnay trong thiên hạ chẳng có bậc chăn dân nào mà chẳng ham giết người. Nếucó một vị vua có lòng nhân, chẳng ham giết người hại chúng thì mọi ngườitrong thiên hạ sẽ quay đầu ngóng cổ trông về vị ấy (Lương Huệ vương,thượng -6). Nghĩa là ông không tin gì nhà Chu nữa, muốn gặp bất kỳ ôngvua nào biết theo đạo của ông - biết dùng nhân nghĩa trị dân - để ông phò táthống nhất thiên hạ. Theo chủ trương thứ nhì, có Đạo gia và Pháp gia. Đạo gia muốndùng chính sách phóng nhiệm, giảm thiểu chính quyền, cứ theo tự nhiên nhưthời sơ khai; họ tin rằng khi không còn giai cấp thì sẽ hết loạn, chẳng cầnthống nhất cũng như thống nhất. Như vậy phái này đả đảo một cái cựu (chếđộ phong kiến) để trở về một cái cựu hơn (xã hội nguyên thủy). Pháp gia trái lại, không muốn trở về cái cựu, mà muốn tiến tới mộtchế độ mới; họ muốn dùng chính sách độc tài, dùng vũ lực lật đổ chế độphong kiến mà lập một chế độ quân chủ chuyên chế. Họ cho đạo Vô Vi[2]của Lão, Trang là hoang đường, họ muốn cực hữu vi; họ lại nghĩ rằngvương đạo của Khổng, Mạnh, chỉ làm quốc gia thêm loạn, nên họ chủtrương bá đạo. Trong cuốn này viết về Hàn Phi, người tập đại thành tư tưởng của cácpháp gia thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc, chúng tôi đứng về một khíacạnh khác mà chia lại, cũng làm hai chủ trương: 1- Chủ trương lý tưởng, trọng đạo đức của Nho (Khổng, Mạnh, Tuân)Mặc, Dương, Lão, Trang. 2 - Chủ trương thực tế, trọng quyền lực của Pháp gia, như Quản Trọng,Thận Đáo, Thân Bất Bại, Thương Ưởng, Hàn Phi... Phái trên hoàn toàn là những triết gia bàn về chính trị; phái dưới gọi làtriết gia cũng được, nhưng thực sự họ là chính trị gia hơn triết gia. Phái trêncó công với triết học, đạo đức, với sự đào tạo tâm hồn dân tộc Trung Hoanhưng hoàn toàn thất bại về chính trị (Khổng được cầm quyền ở Lỗ khônglâu; ...

Tài liệu được xem nhiều: