Từ Khổng Tử, không triết gia nào không bất mãn về xã hội thời Đông Chu, nhà nào cũng đưa ra một biện pháp để cứu thế. Đại khái có hai phái: phái quý tộc suy vi không muốn đổi mới, phái tân địa chủ muốn đổi mới.Trong phái trên, Lão tử chủ trương hoàn toàn thoái hóa, trở về chế độ bộ lạc thời nguyên thủy. Nòng cốt tư tưởng về chính trị (mà cũng về nhân sinh nữa) của ông ở trong câu: “phản giả đạo chi động” (Đạo đức kinhchương 40). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử Phần III - Chương 1 Hàn Phi Tử P3 - Chương 1 HỌC THUYẾT HÀN PHI LỊCH SỬ QUAN Từ Khổng Tử, không triết gia nào không bất mãn về xã hội thời ĐôngChu, nhà nào cũng đưa ra một biện pháp để cứu thế. Đại khái có hai phái:phái quý tộc suy vi không muốn đổi mới, phái tân địa chủ muốn đổi mới. Trong phái trên, Lão tử chủ trương hoàn toàn thoái hóa, trở về chế độbộ lạc thời nguyên thủy. Nòng cốt tư tưởng về chính trị (mà cũng về nhânsinh nữa) của ông ở trong câu: “phản giả đạo chi động” (Đạo đức kinh-chương 40). Chữ “phản” đó có thể hiểu theo hai nghĩa: - Nghĩa thứ nhất là tuần hoàn, hết một vòng rồi lại trở về, như trăngtròn rồi lại khuyết, mặt trời lên tới đỉnh rồi lại xuống, triều dâng rồi rút, hếtđông rồi sang xuân, tóm lại là “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản” _- Nghĩa thứ nhì là trở về cái gốc, tức cái tự nhiên như “vô”. Vì theoông, vạn vật từ cái hữu mà ra, cái “hữu” lại từ cái “vô” mà ra. Vì vây, ông cho rằng trị nước tốt nhất là “vô vi”, mà lí tưởng là mộtnước nhỏ, dân ít mà không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ngồi, có gươmgiáo mà không bày. Bỏ hết văn tự, dùng lối thắt dây (kết thằng) đời thượngcổ; ai nấy chỉ ăn no, mặc ấm, ở yên ổn; đến chết cũng không qua lại cácnước láng giềng. Nhà cầm quyền không can thiệp đến đời sống của nhân dânđể dân sống theo tự nhiên. (Xem Đại cương triết học Trung Quốc của chúngtôi, quyển hạ, trang 690, 691- Cảo thơm- Sài Gòn, 1996). Khổng Tử muốn duy trì chế độ phong kiến, nhưng nghĩ rằng phải tùythời biến dịch, cho nên tuy ông “tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương VănVõ”[1] (bắt chước vua Văn, vua Võ nhà Chu), khen tổ chức nhà Chu là rựcrỡ, đáng theo (Chu giám ư nhị đại, úc hồ văn tai! Ngô tòng Chu: Nhà Chunoi theo hai nhà Thương và Hạ mà định lễ tiết, rực rỡ, đẹp đẽ thay, cho nênta theo lễ tiết nhà Chu- Bát dật-14) mà cũng có tinh thần cải cách cho hợpthời: 1/ Đưa ra chủ trương chính danh- phải có tư cách ông vua thì mớiđáng gọi là vua- viết sách Xuân Thu để “chính danh tự, định danh phận, ngubao biếm”. 2/ Bảo vua phải vậy mới gọi là cha mẹ dân được (dân chi sở hiếu, hiếuchi, dân chi sở ố, ố chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu- Đại học), và kẻ cai trịdân mà dùng chính hà khắc thì còn gớm hơn cọp (Lễ Kí). Trên một thế kỷ sau, xã hội loạn hơn, bọn quý tộc suy hơn, bọn tânđịa chủ lớn mạnh, Mạnh tử đứng về phía bọn tân địa chủ, có tư tưởng tiến bộhơn, cơ hồ không tin cậy gì ở nhà Chu nữa, muốn ủng hộ bất kì một ông vuaChư hầu nào chịu thi hành nhân chính để thay thế nhà Chu. Ông quí dân hơnKhổng tử, bảo: “dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, lớn tiếng mạt sátnhững ông vua tàn bạo ham giết người, xa xỉ, để cho dân đói, bảo Trụ là tênthất phu, giết Trụ là giết một tên thất phu chứ không phải thí quân, mắngLương Huệ vương là “cho loài thú ăn thịt dân”; có lần còn dọa Tề Tuyênvương là coi chừng kẻo bị truất ngôi, khiến cho Tuyên vương biến sắc (VạnChương hạ-9). Ông cho bề tôi có quyền coi vua là giặc: “Vua xem bề tôi nhưchó như ngựa thì bề tôi xem vua như người lạ trong nước, vua xem bề tôinhư đất như cỏ thì bề tôi xem vua như giặc như thú” (Quân chỉ thị thần nhưkhuyển như mã, tắc thần thị quân như khấu như thù – Li Lâu hạ). Mạnh còn sáng kiến đưa ra thuyết “nhất trị nhất loạn” trong lịch sử:Thiên Đằng Văn công hạ, bài 9, ông bảo một môn đệ là “đương thời vuaNghiêu, các dòng bị ngăn nên chảy nghịch, nước ngập tràn cõi Trung Quốc.Các giống rắn rồng ở lẫn lộn với người trên mặt đất, dân không có nơi ở yên.Kẻ ở dưới thấp phải làm chòi mà ở, kẻ trên hang phải đào hang mà trú. Kinhthư chép: “Nước tràn ta nên phòng bị. Nước tràn bờ là nạn lụt (hồng thủy)đấy”. Đó là một thời loạn. “Vua Thuấn sai ông Vũ trị thủy. Ông Vũ đào vét những chỗ bế tắccho nước chảy ra biển. Ông đuổi rắn rồng ra nơi đồng xa cỏ rậm. Các dòngnước mới theo chiều đất mùa (mà?) chảy, đó là mấy sông Giang, Hoài, Hà,Hán. Những cái ngăn trở sông rạch đã dẹp xong, loài chim loài thú hại ngườiđều bị tiêu diệt, từ đó nhân dân mới được đất bằng mà ở”. Đó là thời trị. “Vua Nghiêu vua Thuấn đã mất, đạo trị quốc của hai ông thánh đómỗi ngày một suy. Những ông vua bạo ngược nối nhau mà ngất ngưởng trênngai; họ phá cung tường, nhà cửa bách tính để đào ao xây hồ, dân chúngchẳng có chỗ an nghỉ. Họ lấy ruộng đất của bách tính làm vườn bách thảo,bách thú, khiến cho dân thiếu ăn thiếu mặc. Lại thêm những tà thuyết bạohạnh nổi lên. Vườn bách thảo bách thú, ao hồ, bái (hồ trồng hoa), đầm ngàycàng nhiều thì các chim và thú quí tụ càng đông. Tới đời vua Trụ loạn cựcđiểm”. Đó lại là một thời loạn nữa. “Bấy giờ, ông Chu công giúp ông Võ vương, giết vua Trụ, phạt nướcYên, ba năm mới giết được vua nước Yên, đuổi Phi Liêm (kẻ sủng ái củavua Trụ) ra tận góc biển mà gi ...