Danh mục

Hàn Phi Tử Phần III - Chương 2

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.27 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chương này và hai chương sau chúng tôi xét quan niệm của Hàn Phi về: - Bản tính con người. - Vua - Và Quốc gia.Về lịch sử quan, Hàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của Thương Ưởng, chỉ khai thác tư tưởng của Thương Ưởng, mà không phát huy thêm được gì. Về xã hội quan, Hàn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thầy, tức Tuân tử nhưng có nhiều sáng kiến và đưa tới những kết luận ngược hẳn với Tuân: Tuân chủ trương tính ác để khuyên nhà cầm quyền dùng lễ giáo uốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử Phần III - Chương 2 Hàn Phi Tử Chương 2 XÃ HỘI QUAN A – DÂN Trong chương này và hai chương sau chúng tôi xét quan niệm củaHàn Phi về: - Bản tính con người. - Vua - Và Quốc gia. Về lịch sử quan, Hàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của Thương Ưởng, chỉkhai thác tư tưởng của Thương Ưởng, mà không phát huy thêm được gì. Vềxã hội quan, Hàn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thầy, tức Tuân tử nhưngcó nhiều sáng kiến và đưa tới những kết luận ngược hẳn với Tuân: Tuân chủtrương tính ác để khuyên nhà cầm quyền dùng lễ giáo uốn nắn lại cái tínhcho dân, còn Hàn chủ trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành độngcủa dân có hại cho nước. Có phải vì đi ngược lại đường lối của Tuân màHàn muốn tránh không nhắc Tuân trong khi thường nhắc tới Quản Trọng,Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Ngô Khởi… Đọc bộ Hàn Phi Tử chúng tôi chỉthấy Tuân xuất hiện hai lần: một lần ở đầu thiên Hiển học: “có Nho phái củahọ Tôn”[1] và một lần ở thiên Nạn tam trong câu: “Tử Khoái nước Yên choTử Chi là hiền mà không chịu Tôn Khanh cho nên thân chết mà bị chê cười”.Nhưng sự kiện Tử Khoái “không chịu Tôn Khanh” ra sao thì từ trước tới naykhông ai tra ra được, vì vậy có người ngờ Tôn Khanh đó không phải là triếtgia Tuân Hướng, người đưa ra thuyết tính ác. Chuyện đó không quan trọng, chúng tôi sở dĩ ghi lại để cho độc giảthấy Hàn Phi là môn đệ của Tuân tử mà đã sớm tách biệt với Nho gia, đứnghẳn về phía Pháp gia. Hàn Phi chịu ảnh hưởng của Tuân tử ít nhất là về hai điểm: tính ác vàkhông tin trời, quỉ thần (thiên nhiên bất tương quan). Chúng tôi xin xét điểmtính ác trước đã. Tuân tử là triết gia lớn nhất ở cuối thời Tiên Tần, tư tưởng rất có hệthống, đã viết riêng một thiên – thiên Tính ác - để đả thuyết tính thiện củaMạnh tử. Trong bộ Tuân tử chúng tôi đã phân tích thuyết đó và trọn thiênTính ác, ở đây chỉ xin trích dẫn vài đoạn quan trọng nhất.[2] Tuân: định nghĩa chữ tính là cái tự nhiên trời sinh ra, cái sinh ra đã cósẵn không đợi làm (học tập) rồi mới có (Sinh chi sở dĩ nhiên giả, vị chi tính -Bất sự nhi tự nhiên giả, vị chi tính) Và ông bảo rằng: “Cái tính của con người là đói thì muốn ăn, mệt thìmuốn nghỉ. (Kim nhân chi tính, cơ nhi dục bão, lao nhi dục hưu, thử nhânchi tình tính dã) Ba đặc điểm nữa của con người là hiếu lợi, đố kỵ, thích thanh sắc:“Tính con người sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạtlẫn nhau mà sự từ nhượng không có; sinh ra là đố kỵ, thuận theo tính đó thìthành ra tàn tặc, mà lòng trung tín không có; sinh ra là có lòng muốn của taimắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành dâm loạn mà lễnghĩa, văn lí không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tìnhcủa người ta, tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào cái phận (tức quyền lợi củanhau), làm loạn cái lí mà mắc cái lỗi tàn bạo. Cho nên phải có thầy, có phépđể cải hoá cái tính đi, có lễ nghĩa để dắt dẫn nó, rồi sau mới có từ nhượnghợp văn lí mà thành ra trị. (Kim nhân chi tính sinh nhi hiếu lợi yên, thuận thịcố tranh đoạt sinh, nhi từ nhượng vong yên; sinh nhi hữu tật ố yên, thuận thịcố tàn tặc sinh, nhi trung tín vong yên. Sinh nhi hữu nhi mục chi dụng hữuhiếu sắc yên, thuận thị cố dâm loạn sinh, nhi lễ nghĩa văn lí vong yên. Nhiêntắc tòng nhân chi tính, thuận nhân chi tình, tất xuất vụ tranh đoạt, hợp vuphạm phận loạn lí, nhi qui vu bạo. Cố tất tương hữu sư pháp chi hoá, lễnghĩa chi đạo, nhiên hậu xuất từ nhượng, hợp vụ văn lí nhi qui vu trị – Tínhác). Vậy theo Tuân tử, tính của con người là tính thỏa mãn ba nhu cầuchính: ăn, ngủ, truyền chủng; ngoài ra lại còn hiếu lợi, đố kị. Hàn Phi không phải là một triết gia, chỉ là một lí thuyết gia về chínhtrị, có óc thực tế, không bàn về tính như Mạnh tử, Tuân tử. Chúng ta chỉ biếttheo ông thì con người thời thượng cổ chất phác, thân với nhau, trọng đứchơn thời trung cổ, và người thời trung cổ lại hơn người thời ông. Vậy cóthực ông chủ trương rằng bản tính con người thời nguyên thuỷ vốn tốt rồisau vì hoàn cảnh xã hội mà hoá xấu không? Ông không hề giảng rõ điều đócho ta. Mặt khác, ông lại bảo trừ một số ít thánh nhân, còn thì hạng thườngnhân - tranh nhau vì lợi - làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa. - chỉ phục tòng quyền lực Vậy thì cơ hồ ông cho rằng con người có một số rất ít tính vốn thiện,còn đại đa số tính vốn ác, ông thiên về Tuân, nhưng cũng nhận Mạnh có líphần nào chăng? Về tính ham lợi, ông bi quan thái quá, cho rằng ngay giữa cha con vợchồng chớ đừng nói giữa vua tôi, bạn bè, người ta hành động, cư xử vớinhau cũng chỉ vì tư lợi. “Cha mẹ không săn sóc con kĩ khi nó còn nhỏ thì lớn lên nó oán mình.Con được nuôi cho thành người rồi mà cung dưỡng cha mẹ k ...

Tài liệu được xem nhiều: