Pháp gia là những chính trị gia rất thực tế, chỉ tìm những pháp thuật làm cho nước giàu và mạnh, không thắc mắc về nguồn gốc của chế độ phong kiến quân chủ. Ông vua nào trọng dụng thì họ thờ, không thì bỏ, tìm ông vua khác, không bao giờ tự hỏi một ngôi vua được truyền ra sao, một ông vua nào đó giữ ngôi vua có xứng đáng không. Về điểm đó, họ không "khó tính" như Nho gia. Chẳng hạn sách Luận ngữ, chương Thuật nhi, bài 14 chép truyện Tử Cống thấy Khổng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử Phần III - Chương 3 Hàn Phi Tử Chương 3 XÃ HỘI QUAN B - VUA Pháp gia là những chính trị gia rất thực tế, chỉ tìm những pháp thuậtlàm cho nước giàu và mạnh, không thắc mắc về nguồn gốc của chế độ phongkiến quân chủ. Ông vua nào trọng dụng thì họ thờ, không thì bỏ, tìm ông vuakhác, không bao giờ tự hỏi một ngôi vua được truyền ra sao, một ông vuanào đó giữ ngôi vua có xứng đáng không. Về điểm đó, họ không khó tínhnhư Nho gia. Chẳng hạn sách Luận ngữ, chương Thuật nhi, bài 14 chéptruyện Tử Cống thấy Khổng tử khen Bá Di, Thúc Tề, biết rằng thầy mìnhkín đáo chê vua Vệ (Cướp ngôi cha trong khi cha tị loạn ở nước ngoài) tấtkhông chịu thờ. Quả nhiên sau đó, Khổng tử dắt môn đồ bỏ nước Vệ màđi[1]. Chúng tôi không thấy một Pháp gia nào có thái độ đó của Khổng tử. Họ có một điểm tiến bộ là không tin rằng vua được Trời giao cho sứmạng thay Trời trị dân, và theo họ thì cơ hồ như xã hội đặt ra vua. Ở mộtchương trên chúng tôi đã dẫn một câu của Thương Ưởng, đại ý bảo phải đặtra pháp lệnh để giữ gìn trật tự trong xã hội; có pháp lệnh thì phải có ngườibảo vệ pháp lệnh, vì vậy phải đặt ra quan, đặt ra quan rồi lại phải đặt ra vuađể thống nhất thành một khối, tức để cầm đầu hết thảy. Còn Hàn Phi thìbảo thời thượng cổ, Hữu Sào và Toại Nhân có công với nhân dân - một ôngvua chỉ cho dân kết cành làm ổ, một ông tìm ra cách lấy lửa - nên nhân dânmừng, tôn làm vua thiên hạ. Thương và Hàn chỉ nói sơ sài vậy thôi, không đào sâu vấn đề. Có lẽhọ chủ trương rằng quyền thế của vua nếu là thứ quyền thế chính vua thiếtlập nên là tốt hơn cả. Quyền thế có chính đáng hay không, họ không cần xétkĩ, nhưng họ rất quan tâm đến vấn đề làm sao nắm vững được quyền thế. Muốn nắm vững được quyến thế thì vua phải đích thân và một mìnhgiữ quyền thưởng phạt mà Hàn Phi gọi là nhị bính (hai quyền của vua),tuyệt nhiên không được san sẻ quyền đó cho một người nào, nếu không thìsẽ bị bề tôi chế ngự liền. Thưởng phạt là công cụ hiệu lực nhất để trị dân.Trong chương trên chúng ta đã thấy thường dân chỉ ham lợi và chỉ phục tùngquyền lực. Bản tính của dân như vậy thì trị dân phải thuận theo nó, lợi dụnglòng ham lợi của dân, nghĩa là khen thưởng khi dân có công với quốc gia, vàđánh vào lòng sợ quyền lực của dân, nghĩa là trừng trị khi họ có tội. Một mình nắm hết quyền thưởng phạt như vậy nhất định là chuyênchế rồi, vì hồi đó Trung Hoa chưa biết thuyết phân quyền: lập pháp là do vua,hành pháp cũng do vua mà quyền thưởng phạt (tư pháp) cũng do vua nữa. Hàn Phi cũng nhiều lần nhắc vua phải chí công vô tư, phải bỏ tư lợi tàtâm mà theo phép công thì nước mới thịnh được. Thiên Hữu độ ông viết: Không nước nào luôn luôn mạnh, không nước nào luôn luôn yếu.Người thi hành pháp luật (tức vua) mà cương cường thì nước mạnh, ngườithi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu ( ...). Cho nên ở vào thời này,nhà cầm quyền nào biết bỏ tư lợi tà tâm mà theo phép công thì dân sẽ yên,nước trị: biết bỏ hành động riêng tư mà làm theo phép công thì binh sẽ mạnh,mà địch sẽ yếu. (...) ( Quốc vô thường cường, vô thường nhược. Phụng pháp giả cường,tắc quốc cường, phụng pháp giả nhược, tắc quốc nhược (...). Cố đương kimchi thời, năng khứ tư khúc, tựu công pháp giả, dân an nhị quốc trị, năng khứtư hành, hành công pháp giả, tắc binh cường nhi địch nhược). Nhưng Hàn chỉ cảnh cáo, nhắc nhở các vua chúa như vậy thôi, cònnhư nếu gặp ông vua hôn ám như Kiệt, Trụ chẳng hạn thì Hàn không nghĩ racách nào ngăn cản được, mà hạng sĩ giỏi pháp thuật có lòng như ông đànhtrốn qua nước khác hoặc chịu chết; còn dân chúng thì Hàn lại càng khôngquan tâm tới, họ phải ráng mà chịu. Hàn không cho dân chúng có quyền làmcách mạng như Mạnh tử, cũng không dám nói rằng dân như nước, vua nhưthuyền, nước chở thuyền mà cũng lật được thuyền. Đọc bộ Hàn Phi tửchúng tôi thấy Hàn Phi như tránh vấn đề đó, chỉ bày mưu thuật cho vua, nắmdẫn(?) chỉ tìm cách làm cho nước giàu và mạnh, mà không xét đến nỗi đaukhổ của dân, chỉ cho dân mỗi cái quyền này: kẻ làm lợi cho nước thì đượcthưởng, thế thôi. Muốn được hưởng cái quyền đó, dân và các quan lớn nhỏtuyệt đối phải phục tùng vua: Người hiền làm bề tôi thì (...) không có hai lòng, ở triều đình khôngdám từ chối một địa vị thấp hèn, trong quân đội không dám từ chối việc giannan, một mực thuận tòng việc làm, pháp độ của vua, hư tâm (nghĩa là khôngsẵn có ý riêng) để đợi mệnh lệnh, không dám dị nghị phải trái; cho nên cómiệng mà không được nói ý riêng, ví như cánh tay, trên che đầu, dưới chethân, thân thể nóng hay lạnh thì phải cứu, dù có lưỡi kiếm Mạc Da kề thâncũng không dám không bắt. … , ; , , ...