Trong phần I, chúng tôi đã nói Pháp gia đầu tiên bàn về cái "thế " là Thận Đáo. Đại ý ông ví vua với con rồng, rồng nhờ có mây mà bay lên cao được. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tòng mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền. Chẳng hạn "vua Nghiêu (bậc hiền trí) hồi còn là dân thường thì không trị được ba người, mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ, nghĩa là ban lệnh nào - dù lệnh xấu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử Phần III - Chương 5 Hàn Phi Tử Chương 5 THẾ Trong phần I, chúng tôi đã nói Pháp gia đầu tiên bàn về cái thế làThận Đáo. Đại ý ông ví vua với con rồng, rồng nhờ có mây mà bay lên caođược. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tòng mà quyền thế và địa vịđủ khuất phục được người hiền. Chẳng hạn vua Nghiêu (bậc hiền trí) hồicòn là dân thường thì không trị được ba người, mà Kiệt khi làm thiên tử thìcó thể làm loạn cả thiên hạ, nghĩa là ban lệnh nào - dù lệnh xấu - dân chúngrăm rắp theo hết. Chủ trương đó ngược với chủ trương của Nho gia mà Hàn Phi đã trìnhbày trong thiên Nạn thế, đoạn Có kẻ trả lời Thân tử... (coi phần dịch). Nhogia trọng hiền trí hơn địa vị, và cái uy thế của vua do giá trị của vua hơn làdo địa vị. Con rồng mà bay được, đành rằng dựa vào cái thế của mây, nhưngtrước hết là nhờ cái tài của nó, chứ nếu là con giun vô tài thì dù có mây cũngkhông cưỡi được. Vả lại cái thế - tức cái ngôi vua - tự nó không thể khiếncho người hiền dùng nó, kẻ bất tiếu không dùng nó. Người hiền dùng nó thìthiên hạ trị (như vua Nghiêu) kẻ bất tiếu dùng nó thì loạn (như vua Kiệt).Tính tình con người, hiền thì ít, bất tiếu thì nhiều. Lấy cái lợi của uy thế màgiúp kẻ bất tiếu thời loạn thì kẻ dựa thế làm loạn thiên hạ sẽ đông, người nhờthế làm lợi cho thiên hạ sẽ rất ít (... ). Giúp cho kẻ bất tiếu có thế lực, tức làchắp cánh cho cọp. (Nạn thế). Vậy Nho cho rằng vua xấu khiến cho thờiloạn. Hàn Phi bác chủ trương đó của Nho trong đoạn Lại có kẻ trả lời câuhỏi trên... (Nạn thế). Đoạn này có vài chỗ khó hiểu, chẳng hạn trong mươihàng đầu Hàn phân biệt thế tự nhiên và thế do người lập ra (nhân sởthiết) mà không cho biết thế nào là thế tự nhiên, cho nên có học giả hiểu làthiên mệnh, là thời thế, có học giả lại hiểu là sự truyền ngôi. Chúng tôi đoánHàn muốn nói rằng thời suy như thời Kiệt thì sinh ra vua xấu, ngược lại vớithuyết của Nho gia: vua xấu làm cho thời loạn. Nhưng đoán vậy có sai chăngvì Hán vốn tin rằng thịnh suy do sức người, không liên quan gì với sức trờikia mà. Rồi những hàng sau, Hàn dẫn truyện người bán mâu và thuẫn khoethuẫn mình chắc, không gì đâm thủng được, lát sau lại khoe mâu mình bánkhông gì là đâm không thủng. Trần Khải Thiên hiểu rằng Hàn muốn bảo sựhiền minh với cái thế không dung nhau được như cái mâu và cái thuẫn;Vandermeersch lại bảo Hàn cho rằng khi lý luận mà đưa những trường hợpcực đoan ra (như Nghiêu Thuấn, Kiệt Trụ) thì lý lẽ nào vững tới mấy cũngcó thể bác được vì có mâu thuẫn. Trần Khải Thiên và Vandermeersch, aihiểu đúng Hàn Phi? Bỏ những chỗ khó hiểu đó đi, đọc kỹ cả đoạn, tôi thấyHàn rõ ràng bênh vực thuyết của Thuận Đáo, cho rằng cái thế không liênquan gì với giá trị về đạo đức và tài trí của con người; và trong việc trị dân,cứ đợi có ông vua hiền thì ngàn đời mới gặp một ông, không lẽ trong chíntrăm chín mươi chín đời kia, để cho dân loạn sao. Ông viết: Nghiêu, Thuấn, Kiệt, Trụ ngàn đời mới xuất hiện một lần; số đó rấtít[1]. Mà cái thường thấy trên đời thì là hạng người trung bình, cho nên tôinói về thế là nói về hạng trung bình. Hạng người trung bình thì trên khôngbằng Nghiêu, Thuấn, dưới không đến nỗi như Kiệt, Trụ. Nếu cứ giữ chặtpháp luật, dùng quyền thế thì nước trị, quay lưng lại, bỏ quyền thế thì nướcloạn. Nay bỏ quyền thế, quay lưng lại pháp luật mà đợi Nghiêu, Thuấn;Nghiêu Thuấn tới là nước trị thì ngàn đời loạn mới có một đời trị. Giữ chặtpháp luật, dùng quyền thế mà đợi Kiệt, Trụ ; Kiệt, Trụ tới là nước loạn thìngàn đời trị thì mới có một đời loạn (...) Vả lại (....) nói về việc trị nước,không đưa ra trường hợp Nghiêu, Thuấn thì đưa ra trường hợp Kiệt, Trụ làmloạn nước; như vậy tức nói về khẩu vị, nếu không đưa ra đường mật thì đưara rau đắng, rau đay; nghị luận như vậy là nói cho nhiều mà không hợp lýhợp phép vì đưa ra hai trường hợp cực đoan, làm sao có thể bắt bẻ những lờihợp đạo lý được? ... (...) (...) (.... Trung giả, thượng bất cập Nghiêu, Thuấn, nhi hạ diệc bất vi Kiệt,Trụ; bảo pháp xử thế tắc trị, bội pháp khử thế tắc loạn. Kim phế thế bội phápnhi đãi Nghiêu, Thuấn, Nghiêu Thuấn chí nãi trị, thị thiên thế loạn nhi nhấttrị dã; bão pháp xử thế nhi đãi Kiệt, Trụ; Kiệt, Trụ chí nãi loạn, thị thiên thếtrị nhi nhất loạn dã (...) Thả (...) trị, phi sử Nghiêu, Thuấn dã, tất tắc sử Kiệt,Trụ loạn chi; thử vị phi di mật dã, tất khổ thái, đình lịch dã, thử tắc tích biệnloạn, li lí thất luật, lưỡng mạt chi nghị dã, hề khả dĩ nạn, phù đạo lý chi ngônhồ tai! (Nạn thế). Hàn Phi đã vu oan cho Nho gia. Nho gia có bao giờ mong ông vuanào cũng được như Nghiêu, Thuấn đâu; chỉ nói rằng ở vào địa vị ông vua, cóquyền thế của ông vua, mà có tài trí hiền đức, thì nước mới trị, nếu tàn bạothì nước càng loạn thêm, Nghiêu Thuấn, K ...