Danh mục

Hàn Phi Tử Phần III - Chương 6

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.27 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nho gia dùng chữ “pháp” theo nghĩa phép tắc, như trong các từ ngữ “tiên vương chi pháp”, “hậu vương chi pháp” (phép tắc của tiên vương, của hậu vương); còn Pháp gia nói tới “pháp” là luôn luôn trỏ pháp luật.Trong thiên Định pháp, Hàn Phi định nghĩa chữ “pháp” như sau: “Pháp là hiệu lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp”.(Pháp giả hiến lệnh trứ ư quan phủ;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử Phần III - Chương 6 Hàn Phi Tử Chương 6 PHÁP Nho gia dùng chữ “pháp” theo nghĩa phép tắc, như trong các từ ngữ“tiên vương chi pháp”, “hậu vương chi pháp” (phép tắc của tiên vương, củahậu vương); còn Pháp gia nói tới “pháp” là luôn luôn trỏ pháp luật. Trong thiên Định pháp, Hàn Phi định nghĩa chữ “pháp” như sau:“Pháp là hiệu lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tinchắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp,như vậy bề tôi sẽ theo pháp”. (Pháp giả hiến lệnh trứ ư quan phủ; thưởng phạt tất ư dân tâm, thưởngtồn hồ thận pháp, nhi phạt gia hồ gian lệnh giả dã; thứ nhân thần chi sở sưdã). Thiên Hữu độ, ông ví pháp luật với dây mực, cái thuỷ chuẩn, cái qui,cái củ, tức những đồ dùng làm tiêu chuẩn. Pháp luật tức là một thứ tiêuchuẩn để biết đâu là chính, đâu là tà, để khen đúng người phải, trách đúng kẻquấy. Trong phần I (tiểu sử Tử Sản) chúng tôi đã xét sự tiến triển của ý niệmvề pháp luật ở thời Xuân Thu và Chiến Quốc ra sao, và các pháp gia từ QuảnTrọng tới Thương Ưởng đã lần lần lấy pháp luật thay cho lễ, bỏ tính cáchgiai cấp của lễ ra sao. Có điều đáng để ý là sự tôn quân càng tăng thì ý niệmvề pháp luật càng mạnh. Nho gia tuy tôn quân nhưng coi vua là người chỉnhận sứ mạng của trời, mà ý dân là ý trời, nên đòi vua phải có đạo đức (vuacó ra vua thì bề tôi mới giữ đạo bề tôi) ông vua nào không có tư cách đều bịKhổng Tử, Mạnh Tử chê hoặc mạt sát; mà Nho gia lại chính là những chínhtrị gia chỉ có ý niệm về đạo đức (nhân) về bổn phận (nghĩa) chứ chưa có ýniệm về pháp luật. Trái lại Pháp gia tôn quân hơn Nho gia nhiều (coi chươngII và III phần này) thì lại có ý niệm rất rõ về pháp luật và đòi hỏi các vuachúa phải luôn luôn áp dụng đúng pháp luật. Cơ hồ họ cảm thấy rằng phải cópháp luật để giảm bớt uy quyền của vua. Họ không nói đến mệnh trời, ý dânnữa, không đề cao nhân nghĩa nữa mà chỉ nói đến pháp luật, đề cao pháp luật.Đó là một sự biến chuyển lớn trong tư tưởng chính trị của Trung Quốc thờiChiến Quốc mà chúng tôi chưa thấy học giả nào phân tích. Ba thuyết thế, pháp, thuật của pháp gia liên quan chặt chẽ với nhau,chống đỡ lẫn nhau: “thế” như cái khung cửa tò vò, pháp và thuật như haichân cột của cửa; có cái thế mới thi hành được pháp, thuật; mà có pháp,thuật thì mới giữ vững được cái thế, hễ thiếu một là sụp đổ hết. Vì vậy màkhi xét tới một trong ba cái đó, phải nhắc tới hai cái kia, không thể tách rờihẳn ra được. Chúng tôi bất đắc dĩ phải tạm chia làm ba chương: thế, pháp,thuật chỉ để cho dễ trình bày, chứ thực sự muốn hiểu rõ một chương nào thìphải tham khảo thêm hai chương kia. Tính cách của pháp luật theo Hàn Phi. Theo chủ trương của Pháp gia, vua tượng trưng cho quốc gia, vua làquốc gia, nên nắm hết uy quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiênvua không thể muốn đặt luật pháp ra sao cũng được, mà phải theo ba qui tắcchính dưới đây: 1- Luật pháp phải hợp thời: Trong chương Lịch sử quan của Hàn Phi,chúng tôi đã nói Hàn cũng như Thương Ưởng cho rằng lịch sử biến chuyển,thời sau không giống thời trước, mà hễ thời đã khác thì việc cũng phải khác(thế dị tắc sự dị), thánh nhân không theo cổ, phải xét tình hình hiện tại màtuỳ nghi tìm biện pháp. Về việc lập pháp, Hàn tất nhiên không thể chủ trương khác được.Thiên Tân độ[1] có câu: “Pháp luật cùng với thời mà thay đổi thì nước trị, trị dân mà hợp vớiđời thì có kết quả (…) Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn, đờiđã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt. Cho nên thánhnhân trị dân thì pháp luật theo thời mà đổi, cấm lệnh cùng với đời màbiến”. (...) (Pháp dữ thời chuyển tắc trị; trị dữ thế nghi tắc hữu công… Thời dinhi pháp bất dịch giả loạn, thế biến nhi cấm bất biến giả tước. Cố thánh nhânchi trị dân dã, pháp dữ thời di, nhi cấm dữ thế biến). 2- Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành. Thiên Ngũ đố, Hàn viết: “Pháp luật không gì bằng thống nhất, cố định để cho dân dễ biết”. (Pháp mạc như nhất nhi cố, sử dân tri chi) Thống nhất nghĩa là phápluật phải qui định cho cả nước theo, chứ nếu mỗi miền có luật lệ, cấm lệnhriêng thì dân miền này qua miền khác, cứ tưởng luật lệ cũng như ở miềnmình ở mà vô tình phạm pháp mất. Thống nhất còn có nghĩa là khi đã ban bốmột pháp lệnh mới thì phải bỏ pháp lệnh cũ đi, nếu không thì kẻ gian sẽ lợidụng tình trạng mập mờ đó, lựa pháp lệnh nào có lợi cho họ mà theo, nhưtrường hợp nước Hàn khi mới tách ra khỏi nước Tấn, pháp luật của Tấnchưa bỏ mà pháp luật của Hàn đã ban hành, vì vậy mà nước Hàn chịu cảnhhỗn loạn một thời gian, không mau mạnh lên được (Định pháp). Cố địnhnghĩa là không được thay đổi hoài ...

Tài liệu được xem nhiều: