Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa có nhiệm vụ làm sao cho dân theo đúng pháp luật, như vậy là nước trị. Công việc nhiều quá, vua không thể làm hết được, phải giao cho quan lại, hễ quan lại tốt thì dân không loạn, hễ dân nổi loạn thì luôn luôn là do quan lại xấu. Vì vậy bậc minh chủ trị quan lại chứ không trị dân.(Văn hữu lại tuy loạn nhi hữu độc thiện chi dân, bất văn hữu dân loạn nhi hữu độc trị chi lại, cố minh chủ trị lại bất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử Phần III - Chương 7 Hàn Phi Tử Chương 7 THUẬT Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa có nhiệm vụ làm sao chodân theo đúng pháp luật, như vậy là nước trị. Công việc nhiều quá, vuakhông thể làm hết được, phải giao cho quan lại, hễ quan lại tốt thì dân khôngloạn, hễ dân nổi loạn thì luôn luôn là do quan lại xấu. Vì vậy bậc minh chủtrị quan lại chứ không trị dân. (Văn hữu lại tuy loạn nhi hữu độc thiện chi dân, bất văn hữu dân loạnnhi hữu độc trị chi lại, cố minh chủ trị lại bất trị dân - Ngoại trừ thuyết hữuhạ - Kinh 4) Rốt cuộc thuật trị nước tức là trị quan lại. Hàn Phi rất chú trọng đến thuật trị quan lại, để riêng cả chục thiên xétriêng về vấn đề đó: Bát thuyết, Bát gian, Bát kinh, Nam diện, Gian kiếp thíthần hai thiên, bốn thiên Ngoại trừ thuyết; ngoài ra hầu hết các thiên kháccũng có vài câu nhắc tới. Danh từ “thuật” ông dùng có hai nghĩa: - Kỹ thuật: Tức phương án để tuyển, dùng, xét khả năng củaquan lại, đúng với định nghĩa của Thân Bất Hại: “Thuật là nhân tài năng mà giao cho chức quan, theo cái danh màtrách cứ cái thực, nắm quyền sinh sát trong tay mà xét khả năng của quầnthần” (Định pháp) Thuật đó là thuật hình danh hoặc danh thực (sẽ được xétở sau) có thể để cho mọi người biết, vua không cần phải giấu. - Tâm thuật, tức những mưu mô để chế ngự quần thần, bắt họphải để lộ thâm ý của họ ra, như những thuật trong Ngoại trừ thuyết hữuthượng: + Làm bộ như ra lệnh và ra lệnh giả. + Giấu điều mình biết rồi mà hỏi để biết thêm những điều khác. + Nói ngược lại những điều mình muốn nói để dò xét gian tình củangười. + Ngầm hại những bề tôi mình không cảm hoá đuợc, …. Cuối thiên Nạn tam, Hàn Phi bảo: “Thuật thì không muốn cho ngườikhác thấy… dùng thuật thì những kẻ yêu mến, thân cận cũng không đượcnghe”; chữ thuật ông dùng đó có nghĩa là tâm thuật. Trong chương này chúng tôi không xét các tâm thuật vì chúng nhiềuquá, thiên biến vạn hoá, không theo một qui tắc nào khác, ngoài qui tắc này:gạt người sao cho có kết quả; độc giả sẽ thấy chúng rải rác trong các cố sựHàn đã ghi lại trong các thiên Nội trừ thuyết, Ngoại trừ thuyết, Nạn, Thuyếtlâm… Dưới đây chúng tôi chỉ phân tích kĩ thuật trừ gian và dùng người củaHàn Phi A - TRỪ GIAN Hàn cho rằng cái lợi của vua tôi khác nhau, mà ai cũng chỉ lo cho tưlợi, nên bề tôi nào cũng mang ý phản vua (chữ bề tôi ở đây có nghĩa rộng trỏcả anh em, vợ con của vua) và ông khuyên các vua chúa: “Bậc minh chủkhông nên ỷ vào cái lẽ bề tôi không phản mình mà ỷ vào cái lẽ họ không thểphản mình được; không ỷ vào cái lẽ họ không gạt mình mà ỷ vào cái lẽ họkhông thể gạt mình được” (Minh chủ giả bất thị kì bất ngã bạn dã, thị ngô bất khả bạn dã; bất thịkì bất ngã khi dã, thị ngô bất khả khi dã - Ngoại trừ thuyết tả hạ). Trong thiên Bát kinh, Hàn kể sáu hạng người có thể làm loạn: mẹ vua,hậu phi, con cháu vua, anh em vua, đại thần, người nổi danh là hiền, đượclòng dân. Trong thiên Bát gian, ông trở lại vấn đề đó, vạch ra tám hạng gianthần: bọn chung giường với vua (vợ vua, cung nhân, sủng thần đẹp trai), bọntả hữu thân cận (hề, kép hát…), bọn cha anh của vua, bọn thoả lòng ham vui,ham sắc của vua, bọn làm hao tán của công để mua chuộc lòng dân, bọn ănnói khéo léo làm mê hoặc vua, bọn tụ tập các hiệp sĩ, kiếm khách để tỏ cáiuy của họ, và bọn thờ nước ngoài. Sự liệt kê đó lộn xộn: sắp lại thì có thể chia làm hai hạng: kẻ thânthích của vua và quần thần. Cả hai đều đánh vào tình cảm, thị dục và nhượcđiểm của vua để lung lạc, che giấu vua. Họ lập bè đảng ở trong nước, ngầmgiao kết với nước ngoài, nuôi uy thế để khi đủ mạnh rồi thì lật đổ vua. Để tựdo hoành hành, họ ngăn cản, hãm hại các trung thần. Hàn Phi coi họ là bầychó dữ của nước. Thiên Ngoại trừ thuyết hữu thượng, ông kể truyện nước Tống cóngười bán rượu ngay thẳng, ân cần với khách, rượu lại ngon mà bán vẫn ếchỉ vì tiệm nuôi một con chó dữ, hễ thấy người tới mua là xông ra cắn. Các trung thần muốn giết bọn gian thần nhưng vua lại che chở chúng,thành thử chúng yên ổn ỷ quyền thế mà bóc lột dân làm giàu, lập bè đảng đểche giấu tội ác của nhau, bịt mắt vua; cũng như loại chuột khoét đất, đàohang ở trong nền xã (nơi thờ thần đất đai) mà không ai làm gì được vì nếuhun khói thì sợ cây cột (thần vị) cháy, mà dội nước thì sợ trôi mất lớp đấtmàu tô ngoài cây cột. Để ngăn cấm bọn đó, vua chúa phải: - Đừng để lộ sự yêu thích, giận ghét của mình. “Bậc minh chủphải giữ bí mật, nếu để lộ niềm vui ra, thì bề tôi nhân dịp vua vui mà xin giaân cho người khác, nếu để lộ nỗi giận ra thì bề tôi nhân đó mà thị uy vớingười khác” (Bát kinh). + Không cho họ biết mưu tính của mình ...