Trong phần II, chúng tôi đã nói tác phẩm Hàn Phi Tử có phần ngụy tạo của người đời sau như thiên Sơ kiến Tần ý kiến không phải của Hàn Phi; những thiên Giải lão, Dụ lão tư tưởng trái ngược với Pháp gia, không thể do Hàn viết; những thiên Tam thủ, Tâm độ, Nhân chủ…. giọng văn non nớt, rườm rà cũng rất đáng ngờ; nhất là những thiên có vần như Chủ đạo, Dương giác thì càng không thể tin được. Vì vậy để viểt phần này, chúng tôi bỏ qua một bên tất cả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàn Phi Tử - PHẦN IV Hàn Phi Tử PHẦN IV VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HÀN Trong phần II, chúng tôi đã nói tác phẩm Hàn Phi Tử có phần ngụytạo của người đời sau như thiên Sơ kiến Tần ý kiến không phải của Hàn Phi;những thiên Giải lão, Dụ lão tư tưởng trái ngược với Pháp gia, không thể doHàn viết; những thiên Tam thủ, Tâm độ, Nhân chủ…. giọng văn non nớt,rườm rà cũng rất đáng ngờ; nhất là những thiên có vần như Chủ đạo, Dươnggiác thì càng không thể tin được. Vì vậy để viểt phần này, chúng tôi bỏ quamột bên tất cả những thiên đó, chỉ dùng những thiên mà đa số học giả côngnhận là của Hàn. Tóm lại, chúng tôi muốn xét văn nghị luận của Hàn Phi,chứ không xét văn nghị luận trong Hàn Phi Tử. Chúng ta hãy tạm đừng xét văn trong Đạo đức kinh: nó thật đặc biệt,gồm những châm ngôn có những vế đối nhau, cân xứng, có khi có vần nữa,gần giống thể phú cuối đời Chiến Quốc và đầu đời Hán, khiến một số họcgiả vẫn tự hỏi nó xuất hiện vào đời nào, có thực của Lão Đam không, màLão Đam có sống thực không. Tạm gạt tác phẩm đó ra rồi, chúng ta thấytrong khoảng hai thế kỷ, từ thế kỷ V tới thế kỷ III trước T.L., văn của “chưtử”, tức các triết gia Trung Hoa đã tiến bộ gần như liên tục. Mới đầu là bộLuận ngữ chỉ dùng một thể đơn giản nhất là kí ngôn; môn sinh của KhổngTử ghi những lời của thầy. Rồi tới các cuốn Trung Dung, Đại học cũng vẫnlà kí ngôn thêm những đoạn nghị luận ngăn ngắn. Bộ Mặc tử mở đầu cho thểnghị luận – hay biện luận – nhưng lí luận lắm chỗ ngây thơ và rườm. BộMạnh Tử cũng là kí ngôn như Luận ngữ, đúng ra là ghi những đối thoại giữaMạnh Tử và một số vua chư hầu hoặc một số học giả đương thời. Trang tửdùng ba lối: kí ngôn, lí luận vắn tắt và ngụ ngôn. Tới Tuân tử mới bỏ hẳn lốikí ngôn mà dùng thể lí luận theo đề tài. Sau cùng là Hàn Phi dùng hết thảycác thể của người trước, cho nên tác giả bộ Trung Quốc văn học sử của việnĐại học Bắc Kinh soạn, do Nhân dân văn học xã ở Bắc Kinh xuất bản năm1959, khen Hàn là “tập đại thành bút pháp thuyết lí của chư tử thời TiênTần” và “văn lí luận đến Hàn Phi đã hoàn toàn thành thục” (quyển 1 trang93). Trước khi phân tích bút pháp của Hàn, chúng ta nên biết quan niệmcủa ông về văn nghị luận. Thiên Bát thuyết, ông viết: “Thư ước nhi đệ tửbiện, pháp tỉnh nhi dân mạnh tụng. Thị dĩ thánh nhân chỉ thư tất trứ luận,minh chủ chi pháp tất tường sự”. Nghĩa là: sách mà giản ước thì (khó hiểu mà) học trò tranh biện về ýnghĩa trong sách; pháp luật mà tỉnh lược thì dân chúng hay tranh tụng. Vìvậy sách của thánh nhân nghị luận tất rõ ràng, pháp luật của mình chủ ghiviệc tất tường tận. Ông chủ trương rằng trình bày một học thuyết cũng như soạn một bộluật, phải thực rõ ràng, khiến cho ai đọc cũng hiểu rõ được, mà tất cả nhữngngười đọc đều hiểu như nhau, không thể có hai ba cách giải thích khác nhauđược, như vậy để tránh những sự tranh luận, kiện tụng vô ích. Gọn là mộtđức tốt, nhưng gọn quá đến nỗi hoá ra mập mờ thì phải tránh. Chúng tôi nhớthế kỷ XIX, tiểu thuyết gia Pháp Stendhal đọc đi đọc lại bộ dân luật củaNapoléon để tập lối viết của các nhà thảo luật. Viết là cốt để trình bày tư tưởng, tình cảm của mình, hễ người đọchiểu là mình đạt được mục đích rồi. Lời không cần tô chuốt. Vì nội dung cótầm thường thì mới phải tô chuốt, mà tô chuốt quá có thể làm cho người đọcquên mất nội dung đi. Đầu tiên Ngoại trừ thuyết tả thượng Hàn Phi chép lại một cố sự lí thú.Vua Sở chê lời của Mặc Tử không văn nhã, tô chuốt, một môn đệ của MặcTử bênh vực thầy, kể ra hai việc: con gái Tần Mục Công về làm dâu nướcTấn mà trang sức, không đẹp, sang bằng các nàng hầu, thành thử bọn nướcTấn yêu bọn thiếu nữ đó hơn cô dâu (họ choá mắt vì sự tô chuốt mà coithường nội dung); một thương nhân nước Sở bán hạt châu cho nước Trịnh,quá trang sức cái hộp, và người nước Trịnh chỉ mua cái hộp và trả lại hạtchâu (họ thấy nội dung tầm thường nên không dùng). Rồi môn đệ của MặcTử đó kết: “Ngày nay người ta bàn luận đều thích dùng lời khéo léo văn hoa,bậc vua chúa thấy cái văn hoa mà quên rằng những lời đó vô dụng. Thuyếtcủa Mặc Tử truyền cho cái đạo của tiên vương, luận lời của thánh nhân đểtuyên cáo cho mọi người. Nếu dùng những lời văn hoa tô chuốt thì sợ ngườita chỉ nhớ cái văn hoa mà quên cái hữu dụng của học thuyết, như vậy là lấycái văn hoa làm hại cái hữu dụng (dĩ văn hại dụng), không khác gì việcngười nước Sở bán hạt châu, vua Tần gả con gái”. “Dĩ văn hại dụng” là cái tật của rất nhiều người cầm bút trong nhữngthời theo chủ trương duy mĩ. Ít nhất là về điểm đó Hàn Phi không phản đốiKhổng Tử. Vì Khổng bảo: “Lợi cốt diễn được ý là đủ rồi” ( - Từđạt nhi dĩ hĩ - Vệ Linh công 40). Chúng ta còn nhớ “thực tế” là tính cách nổi bật nhất của Pháp gia.Đưa ra một lí thuyết nào, đặt ra một qui chế nào, họ nhằm trước hết sự ...